Những Cản Trở Trong Việc Học Tập

Thông thường không ai muốn chịu sự gò bó phải không các bạn? Vì lẽ đó cái bệnh chung của các bạn học sinh thường là ít muốn chịu khép mình, ít chịu nỗ lực trong việc học. Tất nhiên, có những người học dưới hình thức cầu may thì cũng có nhiều người biết chăm lo, có tính tự quản và tinh thần hiếu học, những bạn trẻ đó thật đáng hoan nghênh. Bên cạnh những học sinh chuyên lo chăm học, thì cũng có những bạn sa đà, cho việc học là một chuyện bình thường như muôn chuyện khác, hàng ngày. Sáng cắp sách đến trường cho có mặt. Trưa về, thậm chí còn đi chơi cho lâu dài. Ở lớp, nếu thầy cô gọi trả bài thì đứng như phỗng đá. Rồi nhiều lần thành "chai mặt". Lâu dần trở thành chứng bệnh khó chữa và có khi là vô phương cứu chữa. Người học sinh đó đã mất căn bản tất cả các môn, khiến họ sợ học bài và sợ bị gọi trả bài. Do vậy họ tìm đủ cách để lẩn tránh.

Ở gia đình cha mẹ thì tưởng con đi học nhưng "môi trường học" của con là sân bóng đá, quán cà phê, thậm chí còn là sòng bài bạc. Cũng có thể gia nhập vào băng nhóm nào đó để làm chuyện phi pháp cũng nên. Có ai biết được những kẻ không biết khép mình trong một khuôn khổ nhất định để rèn luyện thì không đi vào con đường thẳng, con đường quang minh chính đại, tất nhiên họ sẽ có ngã rẽ của con đường quanh co. Nhiều cha mẹ khổ đau phải rơi nước mắt, một khi biết được con mình sa đà vào con đường ăn chơi hư hỏng.
Tại sao họ lại mắc những chứng tật ấy. Nguyên nhân nào phát sinh ra những vấn đề đó.

1.       Tính lười biếng:

Ðây là căn nguyên phát sinh ra các sai phạm khác. Biếng lười là một căn bệnh. Ðặc tính chung của sự lười biếng là thích ăn không, ngồi rồi, ngại khó, không muốn làm việc gì, ngay cả đến việc bổn phận mình phải làm. Kẻ lười biếng thường thờ ơ, trễ nải, lừng khừng, không tha thiết gì với công việc. Hoặc có làm thì chỉ làm cẩu thả làm lấy có chứ không có ý thức rõ ràng.

Lười biếng là tính rất tai hại chẳng những cho cuộc đời học sinh của bạn hiện tại, mà cả về sau, nếu mầm móng ấy không sớm dập tắt ngay từ bây giờ. Bởi làm việc là con đừơng dẫn đến thành công. Cũng như chim có cánh để bay, người có tay để làm, có khối óc để suy nghĩ và nhận định. Có hoạt động thì các tài năng của bạn mới được phát huy. Có học tập tốt các nhu cầu học tập của bạn mới được thỏa mãn.

Nếu ngay bây giờ bạn không học thì lớn lên bạn sẽ ra sao? Tin rằng với cái tính biếng lười của bạn nhất định bạn sẽ thất bại trong cuộc sống. Bạn đã biết "Nhàn cư vi bất thiện". Kẻ lười biếng còn mắc bao nhiêu là tính xấu. Họ rất có thể sống liều, sa vào vòng tội lỗi chỉ vì tìm những phương kế để tiêu khiển, để giết thời giờ.

Muốn sửa tính lười biếng, bạn phải làm sao?

Bạn hãy tôn trọng việc làm và cố gắng làm tất cả những việc mà bổn phận của bạn phải thực hiện. Bạn cần bắt đầu suy nghĩ lại xem rằng việc học phải là một nghĩa vụ, một trách nhiệm của tuổi trẻ của bạn không?

Rồi bạn soát xét phần nào mà kiến thức đã mất căn bản. Môn nào bạn còn yếu kém để bạn bắt đầu làm lại và phải học thật sự. Học ở thầy cô học ở bạn bè.

Nếu như bạn mất căn bản nhiều môn quan trọng như Toán - Lý - Hóa, thì bạn trình bày với thầy cô ba mẹ bạn biết. Bạn phải tỏ ra can đảm nhận khuyết điểm và hứa quyết tâm khắc phục. Xin ba mẹ cho mời thầy dạy kèm cặp riêng cho bạn một thời gian. Kèm cặp các phần, các môn bài mà bạn trót lỡ làm mất căn bản. Nếu bạn tự tin và quyết tâm học thì chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ lấy lại thế quân bình trong việc học tập. Rồi dần dà bạn sẽ có đà tiến lên.

Bạn hãy tin tôi đi. Muốn chữa được "bệnh" lười biếng này phải đòi hỏi nhiều can đảm lắm. Và tôi tin bạn sẽ can đảm và làm được. Thực ra việc học tập cũng thật sự có khó nhọc, nhưng trong sự khó nhọc ấy, bao giờ cũng đem lại cho bạn nguồn an ủi và thành công. Và đến một lúc nào đó bạn sẽ say mê học tập hơn tất cả một khi bạn tìm, thấy điều lý thú trong học tập.

2.       Tính hay khất lần:

Lần lựa và "tiến thoái lưỡng nan" là một hình thức làm nhược ý chí. Tính khất lần cũng là tính xấu không kém tính lười biếng kề trên. Nó làm tiêu hao nghị lực, làm suy nhược tinh thần phấn đấu của bạn. Tính khất lần này rất nguy hại khi đã thành cố tật. Quả thế tính khất lần không có chỉ hiển hiện rõ rệt, "nó" được che giấu khuất lấp nên khó mà chữa trị.

Tôi nói tính "khất lần" làm ý chí càng suy nhược là vì nay "nó" hẹn việc này, mai "nó" lại hẹn việc khác. Ðể lại đó đã! Ngày mai học vẫn chưa muộn?

Thế rồi mọi sự đều trôi qua luôn, ý chí bạn không còn làm chủ bạn được nữa, không còn muốn cố gắng phấn đấu và cứ thế ngày ngày cái tính xấu khác thi nhau mọc lên rồi "dìm" bạn lúc nào không hay. Những cái "ngày mai" ấy sẽ đi qua rồi lại đến, một ngày mai khác và rõ ràng việc học của họ vẫn chưa bao giờ thực hiện được.

Số phận của kẻ lần lựa quả là bi đát như số phận của quả bóng rơi xuống vực thắm của hố sâu. Vậy bạn cần phải tiêu diệt ngay tính xấu này. Thực hiện nghiêm túc giờ nào việc đó "thời gian biểu" mà bạn đã lập. Bạn phải áp dụng phương châm này một cách triệt để: "Việc hôm nay, chớ để ngày mai".

-------------

Facebook: https://www.facebook.com/CongdongNhanTriDung

 

Các thông tin khác

Đôi Tay Cô
Đôi Tay Cô
Vâng, trong suốt quảng đời thơ trẻ của con, đôi tay cô đã âu yếm vỗ về trong những lúc con buồn tủi, đã lau khô những giọt nước mắt trên khuôn mặt con khi con thấy dường như cả thế giới như đang chống lại mình. Đôi tay ấy cũng đã huân hoan vỗ vai con khi con được giải thưởng “Học sinh gương mẫu
Chi tiết
12 phương pháp dạy trẻ trở nên tự tin
12 phương pháp dạy trẻ trở nên tự tin
Những đứa trẻ tự tin, dạn dĩ thường luôn nổi bật và thành công hơn những trẻ nhút nhát. Nhưng sự tự tin của trẻ không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả quá trình dạy dỗ của cha mẹ từ khi còn nhỏ. Sự tự tin là món quà vô giá mà cha mẹ có thể tặng cho con cái. Carl Pickhardt, nhà tâm
Chi tiết
Văn hóa gia đình phải bắt đầu từ yêu thương
Văn hóa gia đình phải bắt đầu từ yêu thương
TS. Hồ Bất Khuất - Trưởng Ban Thư ký Biên tập Tạp chí Gia đình & Trẻ em đã có cuộc trao đổi về vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại.  Ông đánh giá như thế nào về văn hóa gia đình trong thời đại ngày nay? Văn hóa gia đình được hiểu là toàn bộ hoạt động và các mối quan hệ, cách ứng
Chi tiết
Tình Thân
Tình Thân
Có khi chỉ nhận được một chút ân huệ của người khác chúng ta laị cảm thấy rất cảm kích và biết ơn. Nhưng đối với ân tình của người thân, thì chúng ta lại vô tình thờ ơ quá!
Chi tiết
PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON & SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON & SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
Dựa trên nghiên cứu giáo dục được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, phong cách dạy con của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Đứa trẻ trưởng thành trở nên một con người tự tin, quyết đoán hay nhút nhát, nhụt chí, ngỗ ngược phụ thuộc rất lớn vào phong cách dạy con của các bậc cha mẹ. Có bốn loại phong cách làm cha mẹ được xếp loại: 
Chi tiết
Vui nhộn "Thành ngữ Thanh Niên Chuẩn" bằng tranh
Vui nhộn "Thành ngữ Thanh Niên Chuẩn" bằng tranh
TPO - Nhân dịp kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn giới thiệu bộ ảnh "Thành ngữ Thanh Niên Chuẩn" để diễn giải thành ngữ mới. Mục đích thực hiện bộ ảnh là nhằm chuyển tải các thông điệp Sống đẹp - Sống có ích đến với các bạn thanh niên một cách nhẹ nhàng, trẻ
Chi tiết
Cùng con vượt qua mùa thi
Cùng con vượt qua mùa thi
Một mùa thi nữa lại sắp đến, những đứa trẻ lại tiếp tục lao vào guồng quay học ôn và luyện đề. Bản thân chúng vốn đã áp lực vì bài vở. Vậy nên, cha mẹ phải tỉnh táo nhận ra khả năng thật sự của trẻ để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất và toàn diện nhất.
Chi tiết
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung...
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung...
Cơ sở nào để người ta xếp loại nghề nghiệp này là tầm thường, còn nghề nghiệp kia là vinh quang? Vì số tiền kiếm được? Vì trình độ học thức mà nó đòi hỏi phải có? Hay vì danh tiếng? Cô bé cương quyết: "Con không muốn nhà thiết kế nổi tiếng. Con muốn là thợ may".
Chi tiết
VẤN ĐỀ Ở TRẺ hay LÀ Ở PHỤ HUYNH
VẤN ĐỀ Ở TRẺ hay LÀ Ở PHỤ HUYNH
Phương pháp nuôi dạy con mang tên của vị giáo sư nổi tiếng Nhật Bản Shichida đang được quan tâm trong cộng đồng các ông bố bà mẹ Việt Nam. Điểm khác biệt của phương pháp này là nó hướng vào các bậc phụ huynh thay vì trẻ nhỏ.
Chi tiết
MỖI ĐỨA TRẺ ĐỀU LÀ THIÊN TÀI
MỖI ĐỨA TRẺ ĐỀU LÀ THIÊN TÀI
Theo ông James Perrin, chủ tịch AAP - Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ cho rằng có ít nhất 9 đặc tính sẽ định hình cá tính và cách đứa trẻ tiếp cận cuộc sống. Thái Độ và Hành Vi có thể thay đổi trong đời người nhưng những đặc tính này đứa trẻ đã có từ khi sinh ra , có thể thay đồi một chút
Chi tiết
Khi mắt mẹ dính bụi
Khi mắt mẹ dính bụi
Ngoài kia, gió Lào vẫn thổi không ngừng… Có lẽ trong mắt những đứa trẻ, phút giây vui chơi bên bạn bè thật đáng quý. Đâu biết rằng, mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình, chỉ vì con. Mãi sau này, khi con trưởng thành, liệu lúc ấy, hối hận đã là quá muộn…
Chi tiết
26.000 sinh viên thắt ruy băng xanh kêu gọi không xả rác
26.000 sinh viên thắt ruy băng xanh kêu gọi không xả rác
Sau 2 năm phát động, đến nay chiến dịch "Tháng ruy băng xanh" thu hút 26.000 sinh viên thuộc 15 trường đại học trong cả nước tham gia. Bên cạnh mục đích lan rộng lời hứa không xả rác đến giới trẻ thông qua việc thắt những sợi ruy băng vào kính xe của mỗi người, nhóm tình nguyện mong muốn xây dựng tư tưởng và
Chi tiết
PHÁT TRIỂN SỰ TỰ TIN CỦA TRẺ
PHÁT TRIỂN SỰ TỰ TIN CỦA TRẺ
Đức tính tự tin hình thành từ tính cách, từ kiến thức, từ môi trường, từ những định hướng phù hợp của Bố Mẹ. Nhưng Bố Mẹ thường cố gắng giúp con tất cả mọi thứ như một bản năng và bảo bọc con sai quy cách, không cho con tiếp xúc nhiều với bên ngoài khiến cho trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết. Hãy tham khảo
Chi tiết
Năm nay tôi 20 tuổi
Năm nay tôi 20 tuổi
Điều gì khiến cho tuổi 20 được ưu ái nhiều đến thế? Như là khi làm chương trình kỉ niệm 20 năm thành lập khoa tôi đang theo học, tôi đã thầm cảm ơn rằng may mà khoa tôi chưa phải 30 năm, bởi vì khi ấy chúng tôi sẽ không thể nhặt đâu ra 5 bài hát để làm thành "Liên khúc 30" được. Nhưng
Chi tiết
Câu chuyện về những hạt muối
Câu chuyện về những hạt muối
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.
Chi tiết