Câu chuyện

NHÂN TRÍ DŨNG

Chuyện kể về cậu bé dân tộc Tày sinh ra trong gia đình nông dân cũng không nằm ngoài quy luật cuộc đời ấy. Cậu trưởng thành với bao hoài bão ước mơ rời quê nhà vào thành phố học đại học, nỗ lực làm thêm, sau đó chọn ở lại và lập nghiệp, cố gắng vươn lên để có thể tự chủ cho cuộc sống bản thân và báo hiếu cha mẹ. Theo thời gian, cậu bé ngày nào trở thành một người đàn ông, biết yêu và kết hôn với người phụ nữ anh chọn – xinh đẹp, hiền lành. Họ sinh con trai đầu lòng là kết quả của tình yêu mộng mơ theo năm tháng.

Đến một ngày, người đàn ông ấy tự hỏi “Hình như mình cũng đã đi vào đúng quy luật cuộc đời của cha mẹ và giống như bao người khác”.
Và anh hỏi vợ: “Chúng ta lấy nhau để làm gì?"

Vẻ bất ngờ xuất hiện trên khuôn mặt người vợ - người phụ nữ giờ đây không còn nét vô tư thuở xưa khi trải qua cuộc sống làm mẹ của con trai vài ngày tuổi, chị bất ngờ với câu hỏi, thậm chí chị còn tưởng anh đang đùa nhưng ngẫm lại, chị cũng phân vân không biết nên trả lời anh như thế nào. Còn anh như nửa đùa nửa thật, thú nhận: “Chẳng phải chúng ta cưới nhau là để nhân giống thôi sao!” Một câu trả lời quá thô kệch, nó khiến vợ anh ngạc nhiên bật cười, nhưng đúng là không có lý do nào hay hơn để phủ nhận điều ấy.

Vậy chúng ta lấy nhau để làm gì? Mục đích của việc kết hôn là gì? Sinh con để làm gì? Chỉ để duy trì nòi giống ư? Để giải đáp cho những suy nghĩ trăn trở từ các câu hỏi quanh quẩn trên, vợ chồng anh quyết định đưa ra Tuyên ngôn sứ mệnh của gia đình của mình:

“Gia đình là chiếc nôi yêu thương, chia "sẽ", trách nhiệm, NHÂN - TRÍ - DŨNG!”

Đã là tuyên ngôn thì phải được nhìn thấy, vậy là sau 7 ngày căn nhà nhỏ của anh xuất hiện một bức tranh thư pháp với nét bút chỉn chu rõ ràng các dòng chữ trong Tuyên ngôn với sự chăm chút và háo hức của vợ chồng anh. Điều này như là một ý nghĩa của việc kết hôn và sinh con của hai anh chị, đồng thời đánh dấu một quá trình thách thức làm sao để thực hiện và đạt được gia đình theo Tuyên ngôn ấy, làm sao những đứa con của họ lớn lên có được NHÂN - TRÍ - DŨNG.

Khi bức tranh thư pháp được treo lên thì vợ anh hỏi: “Anh ơi, sao thầy thư pháp viết sai chính tả từ “chia sẽ” rồi kìa! Đem cho thầy viết lại đi!”. Nhưng đó là ngụ ý của anh. Anh lý giải điều này với vợ rằng: “đây là điều vợ chồng mình muốn, chắc gì con mình muốn. Nên hãy để con trai của chúng ta chỉnh sửa lại khi con lớn. Nếu đến một ngày con trai lớn đủ nhận thức, hiểu biết và mong muốn chỉnh sửa nó, thì đó chính là lúc đánh dấu con chúng ta đã trưởng thành, thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị chúng ta xây dựng cho các con và lúc ấy vợ chồng mình cũng an tâm mỉm cười ra đi được rồi, tất nhiên đời con của cháu mình sẽ có thể thoát được câu nói của cố nhân: "Không ai giàu 3 họ, chẳng ai khó ba đời”.

Nói về cuộc sống tuổi thơ của anh, sinh ra trong gia đình nông dân thiếu thốn về vật chất rất nhiều nhưng cuộc sống tinh thần của anh luôn được ba mẹ bù đắp trọn vẹn thương yêu. Điều này là động lực giúp anh có ý chí vững vàng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đạt được những thành công nhất định.

Cha mẹ anh vốn dĩ là những nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, “chân lấm tay bùn” nhưng họ luôn tạo cơ hội điều kiện để nuôi dạy anh nên người tốt, cho anh học hành đến nơi đến chốn, học sâu, hiểu rộng. Và đến khi làm cha, anh thật sự thấu hiểu những giá trị, niềm tin tốt đẹp mà ông bà đã “gieo trồng”, “chăm sóc” nơi tâm hồn anh từ thuở còn thơ.

Anh - cậu bé dân tộc Tày, chàng trai đầy hoài bão rời quê năm xưa, người đàn ông xây dựng Tuyên ngôn gia đình theo NHÂN - TRÍ - DŨNG, chính là chuyên gia Loan Văn Sơn – chủ tịch HĐQT kiêm tư vấn trưởng của TOPPION Group Chuyên gia coaching năng lực lãnh đạo thuộc mạng lưới toàn cầu Marshall Goldsmith Stakeholder Center Coaching.

Chính những bài học quý giá ấy, cộng với những hiểu biết trải nghiệm của bản thân và cảm hứng từ Tuyên ngôn sứ mệnh gia đình khi có con trai đầu lòng, và các kiến thức về chuyên môn tâm lý học, Chuyên gia Loan Văn Sơn quyết định xây dựng một chương trình đào tạo mang tên NHÂN - TRÍ - DŨNG để tạo môi trường tương lai cho những đứa con mình trải nghiệm và phát triển cũng như những đứa trẻ khác.

Chuyên gia Loan Văn Sơn kèm cặp một trợ lý đứng lớp chương trình này và khải giảng khoá đầu tiên vào ngày 27/7/2012 được nhiều phụ huynh đón nhận và ủng hộ. Tuy nhiên việc duy trì thói quen và hành vi sau khoá học vẫn không đạt được hiệu quả mong muốn. Tháng 2/2018 chuyên gia Loan Văn Sơn tiếp tục đào tạo một nhóm trợ lý trên 20 người và hợp tác cùng một số Anh Chị lãnh đạo tâm huyết triển khai khoá NHÂN - TRÍ - DŨNG theo một phương pháp trải nghiệm thực nghiệm đa tương tác tâm lý tại trung tâm huấn luyện NHÂN - TRÍ - DŨNG, số 15 Trần Văn Trà, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HỒ CHÍ MINH.

Tin rằng, bằng tâm huyết, phương pháp giáo dục & chương trình đạo tạo mang tên NHÂN TRÍ DŨNG, chúng tôi sẽ xây dựng chân dung thế hệ lãnh đạo trẻ Việt Nam có tư duy, năng lực và phương châm sống đẹp theo giá trị Nhân - Trí - Dũng.

cÂU CHUYỆN NHÂN TRÍ DŨNG