PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON & SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON & SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

Theo Bố và Con

Dựa trên nghiên cứu giáo dục được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, phong cách dạy con của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Đứa trẻ trưởng thành trở nên một con người tự tin, quyết đoán hay nhút nhát, nhụt chí, ngỗ ngược phụ thuộc rất lớn vào phong cách dạy con của các bậc cha mẹ. Có bốn loại phong cách làm cha mẹ được xếp loại: 

1. BỐ MẸ ĐỘC ĐOÁN

ĐẶC ĐIỂM:
- Luôn dạy con theo cách nghiêm khắc, ít giao tiếp, nói chuyện với con. - Hay phạt trẻ vì không tuân theo quy tắc, giành ít thời gian nói chuyện với con về các vấn đề. - Luôn nghĩ rằng bạn cần giữ hình ảnh của một người "nắm quyền". - Có khoảng cách với con, không muốn tỏ ra mềm mỏng trước mặt con.
Tiến sĩ Gwen Dewar chia sẻ trên trang Khoa học giáo dục của Mỹ chia sẻ cha mẹ thuộc nhóm này luôn luôn bắt con phải tuân theo mệnh lệnh của mình. Cha mẹ không nhạy cảm và luôn luôn kiểm soát, đưa ra quyết định và định đoạt hậu quả một cách nhanh chóng. Trong mọi tình huống cha mẹ không nhân nhượng cho bất kỳ sự thảo luận trao đổi ý kiến nào, đứa con luôn lắng nghe vàtuân theo lệnh cha mẹ, không cần biết rằng mong muốn của cha mẹ dành cho con cái có thiết thực hay không.
 ẢNH HƯỞNG:
Những đứa trẻ sinh trưởng trong môi trường này có xu hướng rụt rè khi phải tự đưa ra quyết định, thường cảm thấy không được an toàn, luôn thể hiện mình theo cách bố mẹ muốn, hay dựa dẫm vào chỉ định của người khác để đưa ra quyết định. Những người sinh trưởng trong môi trường này cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm, chứng sợ hãi và tự ti.
Những đứa trẻ này cũng thường có lòng tự trọng không cao và gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, khi xa tầm tay bố mẹ, những đứa trẻ này dễ trở nên hư hỏng. . 

 

2. BỐ MẸ DỄ DÃI

ĐẶC ĐIỂM:
- Thường xuyên cho phép con không tuân thủ theo những quy tắc. - Thỏa hiệp với con hơn là đối đầu. - Tin rằng điều quan trọng nhất là trở thành người bạn tốt của con.
Cha mẹ thuộc nhóm 2 dành thể hiện tình yêu bao la dành cho con bằng sự nuông chiều và nhu nhược trước mọi yêu cầu của con. Họcũng thường có ít kỳ vọng và yêu cầu ở con. Cha mẹ ít khi áp dụng được các giới hạn hoặc quy tắc chung trong gia đình, và phần lớn thời gian đứa trẻ cứ làm điều nó thích. Cha mẹ cũng không chỉnh sửa những hành vi sai của con bằng cách hướng dẫn và kỷ luật.

Bố Mẹ Dễ Dãi


ẢNH HƯỞNG:
Cha mẹ thuộc loại 2 này không coi trọng việc duy trì kiểm soát hành vi của con như hai nhóm trên. Tiến sĩ Dewar cho biết những đứa trẻ trong môi trường nuôi dạy này thường có cái tôi rất cao, tự tin nhưng thường không có phương hướng, mục đích phấn đấu rõràng và thường có xu hướng vấp phải những vấn đề liên quan tới ma túy, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Một đứa trẻ lớn lên một cách tự do có thể gặp khó khăn trong việc tự quản lí hành vi của mình. Tự do không có giới hạn có thể gâyảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ không có nhận thức rằng mọi thứ cần phải có ranh giới. Vì vậy, những đứa trẻ này thường đi tìm một khuôn khổ giúp cảm thấy có giá trị và an toàn. Chúng có thể gặp vấn đền với các mối quan hệ, thiếu kỉ luật cần thiết cho sự tương tác xã hội. Việc học hành của trẻ có thể thiếu tổ chức và động lực. Trẻ thiếu trách nhiệm, hoặc cảm thấy khó khăn khi bị ràng buộc và không nhận thức được tầm quan trọng của những hệ quả sau đó.

 

3. BỐ MẸ THỜ Ơ

ĐẶC ĐIỂM:
- Hay xa nhà và để con tự chăm sóc bản thân. - Thích ở những nơi khác hơn là với con. - Không biết đến những ai xuất hiện trong cuộc đời con, thậm chí không biết bạn bè và giáo viên của con. - Viện cớ bận rộn công việc cho việc thường xuyên xa con.
Phong cách làm cha mẹ nhóm 3 này là có hại nhất, tiến sĩ Gurian chia sẻ. Trẻ không nhận được tình yêu thương ấm áp của cha mẹcũng như sự đáp ứng nhạy cảm trước những tâm tư mong muốn của con, cha mẹ thuộc nhóm 3 còn có cực kỳ ít kỳ vọng ở con. Trẻphải tự học cách sống không dựa dẫm vào cha mẹ trong mọi tình huống, trẻ còn phải tự kiếm ăn trong một số hoàn cảnh nghiêm trọng. Cha mẹ thường không quan tâm đến trẻ, không thể hiện tình yêu thương và không bao giờ động viên con.

Bố Mẹ Thờ Ơ

ẢNH HƯỞNG:
Nuôi dạy con kiểu thờ ơ này có thể rất nguy hiểm đối với đứa trẻ vì nó ảnh hưởng đến cảm giác của con về bản thân mình, lòng tựtrọng và hạnh phúc. Điều này tác động đến khả năng tin tưởng của trẻ, không chỉ niềm tin vào các mối quan hệ mà còn niềm tin vào người lớn. Điều này cũng khiến trẻ nhận trách nhiệm quá sớm, thời thơ ấu của trẻ sẽ không được trọn vẹn. Trẻ có bố mẹ thờ ơthường gặp vấn đề trong việc thể hiện tình cảm với người khác.
Sự vắng mặt của thiết lập giới hạn đồng nghĩa với việc trẻ bị mất phương hướng. Theo như nghiên cứu kết luận, hầu hết trẻ vị thành niên phạm tội được nuôi dạy trong môi trường này, tiến sĩ Dewar cho biết.

 

4. BỐ MẸ QUYẾT ĐOÁN

ĐẶC ĐIỂM:
- Dành tiêu chuẩn và kì vọng cao cho con, nhưng cũng đồng cảm và thấu hiểu con. - Ủng hộ, trợ giúp con. - Tạo ra một môi trườngđịnh hướng thành công, an toàn, tích cực, gắn kết với con. - Có kì vọng rõ ràng cho con. - Xây dựng cho con một môi trường nhất quán, hoàn thiện, có những tiềm năng rõ ràng thông qua các công việc nhà, làm bài tập, giờ ăn, giờ ngủ. - Thường xuyên giao tiếp với trẻ, xem cách con cảm nhận để sử dụng chúng vào việc đưa ra các quy tắc cho con.
Phong cách dạy dỗ của cha mẹ có “uy” nhấn mạnh vào tình yêu thương ấm áp và sự nhạy cảm đáp ứng những nhu cầu thiết thực của con cái, đồng thời cha mẹ vẫn có kỳ vọng cao ở con. Theo như tiến sĩ Anita Gurian (trường đại học New York NYU) tại trung tâm nghiên cứu phát triển trẻ em cho biết, cha mẹ thuộc loại này thường thiết lập giới hạn cho con và chấp nhận rằng hậu quả của những quyết định sai sẽ xảy ra, họ dùng “hậu quả tự nhiên” này như những bài học nhớ lâu cho con cái. Cha mẹ thuộc loại này nhạy cảm với trạng thái tâm tư của con và thường tìm cách để điều chỉnh hậu quả hoặc xoa dịu con sau những bài học trải nghiệm. Họ dùng các bài học trải nghiệm thực tế để giải thích cho con rằng tại sao có một số quy tắc sống con phải tuân theo, thay vì cách đưa ra mệnh lệnh/ quyết định một cách cứng nhắc mà không giải thích tại sao lại đưa ra những mệnh lệnh như vậy.

Bố Mẹ Quyết Đoán

ẢNH HƯỞNG:

Tiến sĩ Dewar, Gurian cho biết hầu hết những công bố tâm lý khoa học cho rằng phong cách cha mẹ có “UY” là “Tiêu Chuẩn Vàng”trong giáo dục gia đình và những đứa trẻ sinh trưởng trong môi trường giáo dục này sẽ trưởng thành tự tin, sáng tạo, hợp tác và cókhả năng tự điều chỉnh thích nghi với môi trường tốt.
Đây là phong cách làm cha mẹ tối ưu cho mọi trẻ em. Cha mẹ quyết đoán thường xuyên trao đổi những kì vọng và những kết quả sẽđạt được với con. Nuôi dạy trẻ trong một môi trường giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng. Từ tấm gương là chính cha mẹ, bé sẽ học được những kĩ năng xã hội quý giá và có khả năng xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với mọi người.
Từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ bắt chước bố mẹ và mọi hành vi của bố mẹ. Cha mẹ cũng có những ngày muốn buông bỏ, và cũng có thểphạm sai lầm này đến sai lầm khác, nhưng dù bạn đang nuôi dạy con theo phong cách nào, hãy luôn nhớ rằng: con bạn đang quan sát bạn. Và những gì bạn làm qua cách dạy con sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống của bé – từ việc học hành đến các mối quan hệ với người khác.

P/s: Phong cách nuôi dạy con của bố mẹ chỉ là một phần nhỏ trong sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ...Còn rất nhiều những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển đó


Tags:

Theo Bố và Con


 

Các thông tin khác

Đôi Tay Cô
Đôi Tay Cô
Vâng, trong suốt quảng đời thơ trẻ của con, đôi tay cô đã âu yếm vỗ về trong những lúc con buồn tủi, đã lau khô những giọt nước mắt trên khuôn mặt con khi con thấy dường như cả thế giới như đang chống lại mình. Đôi tay ấy cũng đã huân hoan vỗ vai con khi con được giải thưởng “Học sinh gương mẫu
Chi tiết
12 phương pháp dạy trẻ trở nên tự tin
12 phương pháp dạy trẻ trở nên tự tin
Những đứa trẻ tự tin, dạn dĩ thường luôn nổi bật và thành công hơn những trẻ nhút nhát. Nhưng sự tự tin của trẻ không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả quá trình dạy dỗ của cha mẹ từ khi còn nhỏ. Sự tự tin là món quà vô giá mà cha mẹ có thể tặng cho con cái. Carl Pickhardt, nhà tâm
Chi tiết
Văn hóa gia đình phải bắt đầu từ yêu thương
Văn hóa gia đình phải bắt đầu từ yêu thương
TS. Hồ Bất Khuất - Trưởng Ban Thư ký Biên tập Tạp chí Gia đình & Trẻ em đã có cuộc trao đổi về vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại.  Ông đánh giá như thế nào về văn hóa gia đình trong thời đại ngày nay? Văn hóa gia đình được hiểu là toàn bộ hoạt động và các mối quan hệ, cách ứng
Chi tiết
Tình Thân
Tình Thân
Có khi chỉ nhận được một chút ân huệ của người khác chúng ta laị cảm thấy rất cảm kích và biết ơn. Nhưng đối với ân tình của người thân, thì chúng ta lại vô tình thờ ơ quá!
Chi tiết
Vui nhộn "Thành ngữ Thanh Niên Chuẩn" bằng tranh
Vui nhộn "Thành ngữ Thanh Niên Chuẩn" bằng tranh
TPO - Nhân dịp kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn giới thiệu bộ ảnh "Thành ngữ Thanh Niên Chuẩn" để diễn giải thành ngữ mới. Mục đích thực hiện bộ ảnh là nhằm chuyển tải các thông điệp Sống đẹp - Sống có ích đến với các bạn thanh niên một cách nhẹ nhàng, trẻ
Chi tiết
Cùng con vượt qua mùa thi
Cùng con vượt qua mùa thi
Một mùa thi nữa lại sắp đến, những đứa trẻ lại tiếp tục lao vào guồng quay học ôn và luyện đề. Bản thân chúng vốn đã áp lực vì bài vở. Vậy nên, cha mẹ phải tỉnh táo nhận ra khả năng thật sự của trẻ để giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất và toàn diện nhất.
Chi tiết
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung...
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung...
Cơ sở nào để người ta xếp loại nghề nghiệp này là tầm thường, còn nghề nghiệp kia là vinh quang? Vì số tiền kiếm được? Vì trình độ học thức mà nó đòi hỏi phải có? Hay vì danh tiếng? Cô bé cương quyết: "Con không muốn nhà thiết kế nổi tiếng. Con muốn là thợ may".
Chi tiết
VẤN ĐỀ Ở TRẺ hay LÀ Ở PHỤ HUYNH
VẤN ĐỀ Ở TRẺ hay LÀ Ở PHỤ HUYNH
Phương pháp nuôi dạy con mang tên của vị giáo sư nổi tiếng Nhật Bản Shichida đang được quan tâm trong cộng đồng các ông bố bà mẹ Việt Nam. Điểm khác biệt của phương pháp này là nó hướng vào các bậc phụ huynh thay vì trẻ nhỏ.
Chi tiết
MỖI ĐỨA TRẺ ĐỀU LÀ THIÊN TÀI
MỖI ĐỨA TRẺ ĐỀU LÀ THIÊN TÀI
Theo ông James Perrin, chủ tịch AAP - Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ cho rằng có ít nhất 9 đặc tính sẽ định hình cá tính và cách đứa trẻ tiếp cận cuộc sống. Thái Độ và Hành Vi có thể thay đổi trong đời người nhưng những đặc tính này đứa trẻ đã có từ khi sinh ra , có thể thay đồi một chút
Chi tiết
Khi mắt mẹ dính bụi
Khi mắt mẹ dính bụi
Ngoài kia, gió Lào vẫn thổi không ngừng… Có lẽ trong mắt những đứa trẻ, phút giây vui chơi bên bạn bè thật đáng quý. Đâu biết rằng, mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình, chỉ vì con. Mãi sau này, khi con trưởng thành, liệu lúc ấy, hối hận đã là quá muộn…
Chi tiết
26.000 sinh viên thắt ruy băng xanh kêu gọi không xả rác
26.000 sinh viên thắt ruy băng xanh kêu gọi không xả rác
Sau 2 năm phát động, đến nay chiến dịch "Tháng ruy băng xanh" thu hút 26.000 sinh viên thuộc 15 trường đại học trong cả nước tham gia. Bên cạnh mục đích lan rộng lời hứa không xả rác đến giới trẻ thông qua việc thắt những sợi ruy băng vào kính xe của mỗi người, nhóm tình nguyện mong muốn xây dựng tư tưởng và
Chi tiết
PHÁT TRIỂN SỰ TỰ TIN CỦA TRẺ
PHÁT TRIỂN SỰ TỰ TIN CỦA TRẺ
Đức tính tự tin hình thành từ tính cách, từ kiến thức, từ môi trường, từ những định hướng phù hợp của Bố Mẹ. Nhưng Bố Mẹ thường cố gắng giúp con tất cả mọi thứ như một bản năng và bảo bọc con sai quy cách, không cho con tiếp xúc nhiều với bên ngoài khiến cho trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết. Hãy tham khảo
Chi tiết
Năm nay tôi 20 tuổi
Năm nay tôi 20 tuổi
Điều gì khiến cho tuổi 20 được ưu ái nhiều đến thế? Như là khi làm chương trình kỉ niệm 20 năm thành lập khoa tôi đang theo học, tôi đã thầm cảm ơn rằng may mà khoa tôi chưa phải 30 năm, bởi vì khi ấy chúng tôi sẽ không thể nhặt đâu ra 5 bài hát để làm thành "Liên khúc 30" được. Nhưng
Chi tiết
Câu chuyện về những hạt muối
Câu chuyện về những hạt muối
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.
Chi tiết
Những vấn đề “đau đầu” mà học sinh, sinh viên gặp phải
Những vấn đề “đau đầu” mà học sinh, sinh viên gặp phải
Luôn có những điều khiến chúng ta sợ hãi, và sau đây là "từ A đến Z" những điều khiến học sinh và sinh viên toàn thế giới phải đau đầu khi đối diện. Hãy cũng nhìn ra những vấn đề này để tìm cách hóa giải nó.
Chi tiết