Văn hóa gia đình phải bắt đầu từ yêu thương
TS. Hồ Bất Khuất - Trưởng Ban Thư ký Biên tập Tạp chí Gia đình & Trẻ em đã có cuộc trao đổi về chủ đề vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại.
Ông đánh giá như thế nào về văn hóa gia đình trong thời đại ngày nay?
Văn hóa gia đình được hiểu là toàn bộ hoạt động và các mối quan hệ, cách ứng xử diễn ra trong gia đình. Ở giai đoạn này, văn hóa gia đình Việt Nam đã có những biến đổi đáng kể. Những biến đổi này có mặt tích cực và có cả mặt tiêu cực.
Những mặt tích cực chính là sinh hoạt trong gia đình trở nên cởi mở, dân chủ, bình đẳng hơn. Bên cạnh đó, gia đình được tổ chức gọn nhẹ, năng động, phù hợp cho sự chuyển dịch. Các thành viên tôn trọng ý thích cá nhân của nhau hơn. Đại đa số gia đình đều có khát vọng vươn tới cuộc sống văn minh, lĩnh hội những nét tiến bộ của các vùng miền khác, thậm chí của các quốc gia khác…
Xã hội nay đã khác xưa, gia đình truyền thống đã thay đổi để thích nghi với xã hội hiện đại. Mặc dù những gia đình có 3, 4 thế hệ cùng chung sống ít dần nhưng những giá trị truyền thống vẫn được lưu giữ, trân trọng. Thay vì “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, hiện nay tiếng nói của con cái đã có trọng lượng hơn. Cha mẹ và con cái cùng đối thoại nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Ở khía cạnh tiêu cực, các thành viên khi trưởng thành ít quan tâm đến nhau hơn, tình cảm dễ đổ vỡ hơn. Một bộ phận nhỏ bạn trẻ coi nhẹ những giá trị truyền thống hơn so với trước kia. Tuy nhiên, những biến đổi này nhằm ứng phó có hiệu quả với những thay đổi của hoàn cảnh xã hội.
Tôi nhớ về câu chuyện một cậu bé hỏi mẹ mình rằng: “Khi nào mẹ cũng bận, thế một giờ làm việc của mẹ bao nhiêu tiền? Con hỏi để mua một giờ làm việc của mẹ để mẹ nói chuyện với con”.
Thực tế, có sự tiến bộ về sự bình đẳng nhưng nếu không để ý sẽ mất đi sự thân thiện, kết dính giữa các thành viên trong gia đình. Nếu mỗi người đề cao cái tôi của mình, về nhà đóng cửa lại, làm việc riêng, chắc hẳn sự gần gũi giữa các thành viên sẽ dần ít đi. Kéo theo đó, những giá trị gia đình sẽ dễ bị phá vỡ hơn.
Trước thực trạng như vậy, có cách nào giáo dục văn hóa gia đình đến từng cá nhân để tác động tốt đẹp đến văn hóa cộng đồng, thưa ông?
Giáo dục văn hóa gia đình luôn có vai trò quan trọng. Ở đây, rõ ràng thế hệ đi trước giáo dục, rèn thế hệ đi sau. Hay nói cụ thể cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái. Tuy nhiên, để giáo dục trong gia đình có kết quả tốt đẹp, không chỉ giáo huấn bằng lời, mà chủ yếu phải giáo dục bằng tấm gương.
Ở những gia đình nào thế hệ đi trước gương mẫu trong học tập, lao động, phấn đấu, cố gắng làm nhiều việc tốt, việc thiện, thế hệ sau cũng noi theo. Những người có cách ứng xử mẫu mực, có uy tín trong cộng đồng, con cháu họ chắc chắn cũng là những người hướng thiện, làm những việc tốt đẹp cho gia đình mình và cho cộng đồng. Con cháu học giỏi, hiếu thảo, thành đạt cũng có tác động không nhỏ đối với cha mẹ và ông bà. Họ tự hào về con cháu và cảm thấy mình cần sống tốt hơn, chu đáo hơn. Ở đây, tôi nhấn mạnh cách giáo dục bằng những tấm gương sống động, cụ thể.
Hiện nay, chúng ta có ngày Gia đình Việt Nam (28/6), có ngày Thế giới hạnh phúc (20/3)… Trong những dịp đó, vai trò của người phụ nữ càng cần được đề cao hơn. Người phụ nữ cần được trân trọng hơn, được tạo điều kiện và được trao quyền nhiều hơn. Có thể nói, văn hóa gia đình bắt đầu từ yêu thương, trân trọng nhau. Nếu các thành viên hiểu, chia sẻ và thông cảm với nhau, văn hóa gia đình sẽ phát triển bền vững.
Theo ông, làm thế nào để nâng cao chất lượng văn hóa trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang đứng trước những thách thức của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo ra những cơ hội cũng như thách thức đối với gia đình Việt Nam. Để gia đình Việt Nam tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải phát huy được sức mạnh văn hóa của gia đình truyền thống.
Chúng ta làm việc này bằng nhiều cách, từ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới việc phát huy truyền thống của từng dòng họ, từng gia đình. Đó là cách ứng xử vừa mang đậm bản sắc đạo lý của người Việt Nam, vừa mang hơi thở thời đại. Trong đó, tiêu biểu là yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; kính trên, nhường dưới; tạo điều kiện cho nhau tiếp cận và lĩnh hội kiến thức khoa học, công nghệ; sẵn sàng sống xa nhau để đạt được mục tiêu kinh tế, khoa học…
Khi ở cùng nhau, chúng ta biến bữa cơm tối thành buổi gặp mặt đầm ấm. Khi xa nhau, những lời thăm hỏi, động viên thường xuyên qua điện thoại, facebook như sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình với nhau…
Điều quan trọng nhất là các thành viên phải làm cho nhau thấy mỗi người đều sống vì mọi người. Những gì trường tồn đều thuộc về văn hóa, văn hóa lại tạo điều kiện để xã hội cũng như gia đình phát triển bền vững.
Hiểu được điều đó, chúng tôi TOPPION LEADER•YOUTH mong muốn giúp các bậc phụ huynh giải quyết được các vấn đề nêu trên, bên cạnh đó giúp phụ huynh tạo ra một môi trường văn hóa gia đình để phát triển tài năng và các tố chất Lãnh đạo cho trẻ thông qua buổi chia sẻ:
Ông đánh giá như thế nào về văn hóa gia đình trong thời đại ngày nay?
Văn hóa gia đình được hiểu là toàn bộ hoạt động và các mối quan hệ, cách ứng xử diễn ra trong gia đình. Ở giai đoạn này, văn hóa gia đình Việt Nam đã có những biến đổi đáng kể. Những biến đổi này có mặt tích cực và có cả mặt tiêu cực.
Những mặt tích cực chính là sinh hoạt trong gia đình trở nên cởi mở, dân chủ, bình đẳng hơn. Bên cạnh đó, gia đình được tổ chức gọn nhẹ, năng động, phù hợp cho sự chuyển dịch. Các thành viên tôn trọng ý thích cá nhân của nhau hơn. Đại đa số gia đình đều có khát vọng vươn tới cuộc sống văn minh, lĩnh hội những nét tiến bộ của các vùng miền khác, thậm chí của các quốc gia khác…
Xã hội nay đã khác xưa, gia đình truyền thống đã thay đổi để thích nghi với xã hội hiện đại. Mặc dù những gia đình có 3, 4 thế hệ cùng chung sống ít dần nhưng những giá trị truyền thống vẫn được lưu giữ, trân trọng. Thay vì “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, hiện nay tiếng nói của con cái đã có trọng lượng hơn. Cha mẹ và con cái cùng đối thoại nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Ở khía cạnh tiêu cực, các thành viên khi trưởng thành ít quan tâm đến nhau hơn, tình cảm dễ đổ vỡ hơn. Một bộ phận nhỏ bạn trẻ coi nhẹ những giá trị truyền thống hơn so với trước kia. Tuy nhiên, những biến đổi này nhằm ứng phó có hiệu quả với những thay đổi của hoàn cảnh xã hội.
Tôi nhớ về câu chuyện một cậu bé hỏi mẹ mình rằng: “Khi nào mẹ cũng bận, thế một giờ làm việc của mẹ bao nhiêu tiền? Con hỏi để mua một giờ làm việc của mẹ để mẹ nói chuyện với con”.
Thực tế, có sự tiến bộ về sự bình đẳng nhưng nếu không để ý sẽ mất đi sự thân thiện, kết dính giữa các thành viên trong gia đình. Nếu mỗi người đề cao cái tôi của mình, về nhà đóng cửa lại, làm việc riêng, chắc hẳn sự gần gũi giữa các thành viên sẽ dần ít đi. Kéo theo đó, những giá trị gia đình sẽ dễ bị phá vỡ hơn.
Trước thực trạng như vậy, có cách nào giáo dục văn hóa gia đình đến từng cá nhân để tác động tốt đẹp đến văn hóa cộng đồng, thưa ông?
Giáo dục văn hóa gia đình luôn có vai trò quan trọng. Ở đây, rõ ràng thế hệ đi trước giáo dục, rèn thế hệ đi sau. Hay nói cụ thể cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái. Tuy nhiên, để giáo dục trong gia đình có kết quả tốt đẹp, không chỉ giáo huấn bằng lời, mà chủ yếu phải giáo dục bằng tấm gương.
Ở những gia đình nào thế hệ đi trước gương mẫu trong học tập, lao động, phấn đấu, cố gắng làm nhiều việc tốt, việc thiện, thế hệ sau cũng noi theo. Những người có cách ứng xử mẫu mực, có uy tín trong cộng đồng, con cháu họ chắc chắn cũng là những người hướng thiện, làm những việc tốt đẹp cho gia đình mình và cho cộng đồng. Con cháu học giỏi, hiếu thảo, thành đạt cũng có tác động không nhỏ đối với cha mẹ và ông bà. Họ tự hào về con cháu và cảm thấy mình cần sống tốt hơn, chu đáo hơn. Ở đây, tôi nhấn mạnh cách giáo dục bằng những tấm gương sống động, cụ thể.
Hiện nay, chúng ta có ngày Gia đình Việt Nam (28/6), có ngày Thế giới hạnh phúc (20/3)… Trong những dịp đó, vai trò của người phụ nữ càng cần được đề cao hơn. Người phụ nữ cần được trân trọng hơn, được tạo điều kiện và được trao quyền nhiều hơn. Có thể nói, văn hóa gia đình bắt đầu từ yêu thương, trân trọng nhau. Nếu các thành viên hiểu, chia sẻ và thông cảm với nhau, văn hóa gia đình sẽ phát triển bền vững.
Theo ông, làm thế nào để nâng cao chất lượng văn hóa trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang đứng trước những thách thức của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo ra những cơ hội cũng như thách thức đối với gia đình Việt Nam. Để gia đình Việt Nam tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải phát huy được sức mạnh văn hóa của gia đình truyền thống.
Chúng ta làm việc này bằng nhiều cách, từ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới việc phát huy truyền thống của từng dòng họ, từng gia đình. Đó là cách ứng xử vừa mang đậm bản sắc đạo lý của người Việt Nam, vừa mang hơi thở thời đại. Trong đó, tiêu biểu là yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; kính trên, nhường dưới; tạo điều kiện cho nhau tiếp cận và lĩnh hội kiến thức khoa học, công nghệ; sẵn sàng sống xa nhau để đạt được mục tiêu kinh tế, khoa học…
Khi ở cùng nhau, chúng ta biến bữa cơm tối thành buổi gặp mặt đầm ấm. Khi xa nhau, những lời thăm hỏi, động viên thường xuyên qua điện thoại, facebook như sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình với nhau…
Điều quan trọng nhất là các thành viên phải làm cho nhau thấy mỗi người đều sống vì mọi người. Những gì trường tồn đều thuộc về văn hóa, văn hóa lại tạo điều kiện để xã hội cũng như gia đình phát triển bền vững.
Hiểu được điều đó, chúng tôi TOPPION LEADER•YOUTH mong muốn giúp các bậc phụ huynh giải quyết được các vấn đề nêu trên, bên cạnh đó giúp phụ huynh tạo ra một môi trường văn hóa gia đình để phát triển tài năng và các tố chất Lãnh đạo cho trẻ thông qua buổi chia sẻ:
Theo Báo Thế Giới & Việt Nam