Bí Quyết Đơn Giản Để Phòng Chống Cảm Cúm
Theo nghiên cứu của trung tâm phòng ngừa bệnh tật (Centers for disease control), thói quen rửa tay sạch sẽ hằng ngày mỗi lần 20 giây đồng hồ là phương pháp tốt nhất giúp cho bạn phòng chống bệnh cảm cúm đến 51%, và nếu tất cả mọi nguời đều thực hành động tác dễ dàng này thì hằng năm, số nguời tử vong vì bệnh truyền nhiễm trên thế giới sẽ giảm đến 1 triệu người.
Trung tâm phòng ngừa bệnh cho rằng rửa tay sạch sẽ là yếu tố quan trọng nhất chống lại việc lan truyền vi khuẩn gây bệnh, không những chỉ bệnh cảm cúm mà còn những bệnh trầm trong như bệnh viêm gan A, bệnh sưng màng óc vì 80% những truờng hợp lây bệnh đều qua sự đụng chạm của bàn tay, vì mỗi phần diện tích nhỏ bằng 1 phân vuông có thể chứa đến 500.000 vi khuẩn.
Sự nghiên cứu của trung tâm phòng ngừa bệnh cũng đã cho ra những kết quả cụ thể nhu sau:
- Những trẻ em có thói quen rửa tay sạch sẽ 4 lần mỗi ngày có số ngày nghỉ học ít hơn các em khác đến 25% vì lý do bệnh và 57% ít hơn vì lý do đau bụng.
- Thống kê của năm 2011 cho thấy khi học sinh tại một trường được khuyến khích dùng nướùc sát trùng tay 3 lần mỗi ngày thì số học sinh đạt tổng số ngày đi học tuyệt đối đã tăng đến 20% so với những năm truớc đó.
- Khi được ra lệnh áp dụng thói rửa tay 5 lần mỗi ngày đối với những 40 ngàn tân binh trong quân đội Hoa Kỳ, thì số nguời bị bệnh viêm họng giảm đến 45%.
- Một bài viết về sự truyền nhiễm bệnh trong tạp chí y khoa The Lancet cung nêu lên hiệu quả của việc rửa tay sạch sẽ bằng xà bông giảm tỷ lệ bệnh tiêu chảy và bệnh
đường ruột đến 59%.
Cho nên khi bắt, nắm tay nguời thân quen bạn nên cân nhắc chút xíu vì căn cứ vào những thí nghiêm quan sát đặt tại các noi vệ sinh công cộng, kết quả cho thấy chỉ có 26% nam giới và 17% nữ giới là có rửa tay sau đó. Đáng ngại hon nữa là nhiều nguời nam cũng như nữ cũng chẳng rửa tay sau khi che miệng ho hoặc lau mũi.
Một điều bí mật bất ngờ nữa là đa số bác sĩ cho biết họ rửa tay sau khi khám mỗi bệnh nhân, nhưng trong lần đặt máy theo dõi ngầm tại một trung tâm phục hồi của bệnh viện nhi đồng thì chỉ có 10% số bác sĩ ở đây thực sự rửa tay giữa các bệnh nhân. Vì vậy các nhà nghiên cứu này khuyên chúng ta khi vào gặp bác sĩ hoặc y tá có thể nhắc nhở họ về việc rửa tay, cho dù là những vị này có mang bao tay.
Nhằm giữ gìn sức khoẻ tốt nhất cho mình và mọi nguời chung quanh, việc rửa tay rất quan trong và cần thiết hằng ngày vào những lúc sau đây:
- Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn
- Trước và sau khi ăn cơm
- Mỗi khi ho hoặc nhảy mũi
- Truớc và sau khi thay tã cho trẻ con
- Sau khi đi vệ sinh
- Sau khi vứt rác
- Sau khi chơi với hoặc đụng vào thú vật nuôi trong nhà.
Khi rửa tay, ngoài việc dùng xà bông còn nên tháo nữ trang vì nhẫn đeo trên tay cũng là nơi di cư và trú ngụ tốt cho vi khuẩn. Theo những nhà nghiên cứu thì không cần phải dùng loại xà bông có quảng cáo là chống vi khuẩn, chỉ cần chà sát hai tay cẩn thận trong 20 giây kể cả dưới móng tay, và để dễ dàng cho các em nhỏ thì bằng thời gian các em đọc xong mẫu tự từ A đến Z. Sau đó tráng dưới vòi nước mạnh và cuối cùng thì lau khô vì bàn tay ẩm uớt vẫn có khả năng tồn trữ vi khuẩn cao hon. Trong truờng hợp không có nuớc và xà bông thì dùng thuốc khử trùng xoa tay có độ cồn cao vẫn tốt hon là không dùng gì mặc dù loại thuốc này không có khả năng diệt trừ vi khuẩn cao.
Tóm lại, chỉ với những động tác đơn giản, không tốn kém thực hành trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể sống mạnh khỏe, vui vẻ. Đó là do có đuợc những đôi bàn tay sạch sẽ.
-------------
Facebook: https://www.facebook.com/CongdongNhanTriDung