Mẹ có biết con đã phải đánh đổi gì để lấy điểm 9, 10 cho mẹ?
Tâm sự của một đứa con ra sức học 'cho mẹ vui' ngay trước thời điểm kết thúc năm học 2017-2018 khiến người đọc xót xa.
Mẹ không thích điểm 7 đâu. Đó là ý nghĩ luôn thường trực trong đầu con mỗi ngày. Con bị ám ảnh bởi ánh mắt của mẹ mỗi khi nói đến chuyện học tập của con.
Mỗi đêm, con thấy mẹ âm thầm ngồi dậy để làm thêm. Nhìn mẹ ôm laptop hì hụi với mớ công việc để có tiền thuê gia sư về cho con, con thấy buồn.
Một thí sinh căng thẳng trước giờ thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA
Quần áo mẹ chẳng dám mua, mấy bộ cũ vẫn mặc đi mặc lại. Lúc nào mẹ cũng nghĩ tạo điều kiện tốt nhất để con học tập. Cùng với đó, những chỉ tiêu mẹ đặt ra cứ lớn dần.
Những khi con bị điểm 7 hoặc điểm 8, mẹ không mắng, nhưng mắt mẹ buồn lắm. Chính sự thất vọng hiển hiện trong đôi mắt buồn của mẹ ám ảnh con từng ngày.
Rồi con lại tự hứa với lòng mình: "Sao mình lại bị điểm 7 nhỉ? Mẹ không thích đâu. Mẹ buồn đấy". Con cứ như vậy, học để mẹ vui, học để mẹ tự hào, học để mẹ hạnh phúc.
Lại thêm những lần khác con chỉ đạt điểm 6 môn toán, mẹ vẫn không mắng nhưng tiếng thở dài của mẹ đủ để con biết mẹ thất vọng đến thế nào. Nhiều lúc con tự trách mình sao không cố lên chút nữa? Sao không phải là điểm 9, điểm 10?
Mỗi buổi sáng thức dậy, con tự dặn mình chăm chỉ học, đạt nhiều điểm cao về cho mẹ. Mỗi buổi đến lớp, con chẳng dám xao nhãng, giờ ra chơi con ngồi ôn bài chứ chẳng ra ngoài chơi với các bạn.
Mỗi bữa ăn, con luôn nhận sự động viên quá lớn của mẹ, những miếng thịt kèm theo lời nhắc "con ăn đi cho khỏe còn học". Trong từng giấc ngủ, bao nhiêu niềm hy vọng của mẹ "neo đậu" trong ấy.
Cũng như nhiều đứa trẻ khác, con cũng học thêm. Trước lễ 30-4 vừa rồi mẹ bảo: "Mẹ đã đăng ký cho con ôn luyện thêm môn Anh văn rồi. Nghỉ mấy ngày phải tranh thủ con ạ". Nghĩa là, ngày nghỉ đối với mẹ, với con có gì đó… vô nghĩa lắm. Bởi mẹ cũng sẽ không được nghỉ ngơi mà đưa đón con đi học thêm.
Tự nhiên, con cảm thấy mình đang khát khao những ngày nghỉ - điều tưởng dễ mà sao khó quá.
Phải chăng mẹ đang phải cất công không ít cho chuyện học của con? Và phải chăng ngay cả bản thân con cũng đang đánh đổi quá nhiều để lấy về những điểm cao cho mẹ?
Mẹ muốn con tỏa sáng, mẹ muốn con rinh về biết bao thành tích. Con hiểu mẹ cần những thứ đó, vậy nên con luôn cố gắng hoàn thành từng mục tiêu của mẹ đặt ra từng học kỳ, từng năm.
Nhưng có lúc cầm tờ giấy khen trên tay, con thấy hoang mang và lo lắng. Bởi mẹ sẽ không bao giờ bằng lòng. Bởi mẹ sẽ lại đặt ra những chỉ tiêu lớn hơn, cao hơn.
Tự khi nào con thấy ngột ngạt, lọt thỏm trong bữa cơm gia đình. Con thấy hoảng sợ với mỗi buổi đến lớp, con sợ làm mẹ buồn, con sợ nếu không được như kỳ vọng thì mẹ sẽ lại phảng phất nỗi buồn qua ánh mắt. Con bất an và không ngừng lo lắng.
Con không còn là chính mình nữa rồi, mẹ ơi…
Theo Báo Tuổi Trẻ
Để giúp bố mẹ cùng ngôn ngữ với các con, HÃY ĐĂNG KÝ NGAY buổi chia sẻ Văn Hóa Gia Đình & Phương Pháp Phát Triển Tiềm Năng Lãnh Đạo Trẻ
Mẹ không thích điểm 7 đâu. Đó là ý nghĩ luôn thường trực trong đầu con mỗi ngày. Con bị ám ảnh bởi ánh mắt của mẹ mỗi khi nói đến chuyện học tập của con.
Mỗi đêm, con thấy mẹ âm thầm ngồi dậy để làm thêm. Nhìn mẹ ôm laptop hì hụi với mớ công việc để có tiền thuê gia sư về cho con, con thấy buồn.
Một thí sinh căng thẳng trước giờ thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA
Những khi con bị điểm 7 hoặc điểm 8, mẹ không mắng, nhưng mắt mẹ buồn lắm. Chính sự thất vọng hiển hiện trong đôi mắt buồn của mẹ ám ảnh con từng ngày.
Rồi con lại tự hứa với lòng mình: "Sao mình lại bị điểm 7 nhỉ? Mẹ không thích đâu. Mẹ buồn đấy". Con cứ như vậy, học để mẹ vui, học để mẹ tự hào, học để mẹ hạnh phúc.
Lại thêm những lần khác con chỉ đạt điểm 6 môn toán, mẹ vẫn không mắng nhưng tiếng thở dài của mẹ đủ để con biết mẹ thất vọng đến thế nào. Nhiều lúc con tự trách mình sao không cố lên chút nữa? Sao không phải là điểm 9, điểm 10?
Mỗi buổi sáng thức dậy, con tự dặn mình chăm chỉ học, đạt nhiều điểm cao về cho mẹ. Mỗi buổi đến lớp, con chẳng dám xao nhãng, giờ ra chơi con ngồi ôn bài chứ chẳng ra ngoài chơi với các bạn.
Mỗi bữa ăn, con luôn nhận sự động viên quá lớn của mẹ, những miếng thịt kèm theo lời nhắc "con ăn đi cho khỏe còn học". Trong từng giấc ngủ, bao nhiêu niềm hy vọng của mẹ "neo đậu" trong ấy.
Cũng như nhiều đứa trẻ khác, con cũng học thêm. Trước lễ 30-4 vừa rồi mẹ bảo: "Mẹ đã đăng ký cho con ôn luyện thêm môn Anh văn rồi. Nghỉ mấy ngày phải tranh thủ con ạ". Nghĩa là, ngày nghỉ đối với mẹ, với con có gì đó… vô nghĩa lắm. Bởi mẹ cũng sẽ không được nghỉ ngơi mà đưa đón con đi học thêm.
Tự nhiên, con cảm thấy mình đang khát khao những ngày nghỉ - điều tưởng dễ mà sao khó quá.
Phải chăng mẹ đang phải cất công không ít cho chuyện học của con? Và phải chăng ngay cả bản thân con cũng đang đánh đổi quá nhiều để lấy về những điểm cao cho mẹ?
Mẹ muốn con tỏa sáng, mẹ muốn con rinh về biết bao thành tích. Con hiểu mẹ cần những thứ đó, vậy nên con luôn cố gắng hoàn thành từng mục tiêu của mẹ đặt ra từng học kỳ, từng năm.
Nhưng có lúc cầm tờ giấy khen trên tay, con thấy hoang mang và lo lắng. Bởi mẹ sẽ không bao giờ bằng lòng. Bởi mẹ sẽ lại đặt ra những chỉ tiêu lớn hơn, cao hơn.
Tự khi nào con thấy ngột ngạt, lọt thỏm trong bữa cơm gia đình. Con thấy hoảng sợ với mỗi buổi đến lớp, con sợ làm mẹ buồn, con sợ nếu không được như kỳ vọng thì mẹ sẽ lại phảng phất nỗi buồn qua ánh mắt. Con bất an và không ngừng lo lắng.
Con không còn là chính mình nữa rồi, mẹ ơi…
Theo Báo Tuổi Trẻ
Để giúp bố mẹ cùng ngôn ngữ với các con, HÃY ĐĂNG KÝ NGAY buổi chia sẻ Văn Hóa Gia Đình & Phương Pháp Phát Triển Tiềm Năng Lãnh Đạo Trẻ