Địa điểm trải nghiệm làm gốm nghệ thuật tại Hồ Chí Minh hot nhất hiện nay

1. Tổng quan về làm gốm nghệ thuật

Gốm Việt Nam đã có lịch sử lâu đời trên dưới ngàn vạn năm, được xem là một trong những vật liệu thủ công có giá trị sớm nhất do con người tạo ra. Từ thời đồ đá, chúng chỉ là những thành phần đất sét đơn giản. Trải qua dòng chảy của thời gian và sự phát triển của xã hội. Nhờ vào sự sáng tạo vô hạn của con người, gốm đã được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sản phẩm làm từ gốm xuất hiện rất nhiều xung quanh ta như chén, tô, đĩa,... hoặc là vật liệu xây dựng như ngói, gạch. Thậm chí, gốm còn được sáng tạo để sử dụng cho ngành kỹ thuật như sứ điện tử, gốm cách điện. 
 
Nhờ vào sự sáng tạo vô hạn của con người, gốm đã được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của xã hội

Sau này, khi đời sống của con người ngày càng phát triển, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng cao, làm gốm nghệ thuật trở thành một thú vui tao nhã của mọi người. Ngoài những nhu cầu sử dụng hằng ngày hay trong ngành điện tử, xây dựng, chúng ta càng muốn sở hữu những sản phẩm gốm có giá trị nghệ thuật cao.
 
Nhìn chung, khi làm gốm nghệ thuật hay gốm sử dụng hằng ngày thì nguyên liệu chính vẫn là đất sét. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng trong quá trình làm gốm không thể không kể đến là lửa. Bởi vì lửa trong lò nung là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng thành phẩm. Khi làm gốm nghệ thuật, bạn phải canh lửa sao cho thật chuẩn thì mới cho ra được màu sắc của gốm mà mình muốn. Nếu không thực sự để ý yếu tố này, sản phẩm của bạn có thể sẽ bị hỏng mặc dù đã làm đúng công thức.

2. Các bước làm gốm nghệ thuật

 

Các bước làm gốm thông thường hay làm gốm nghệ thuật nhìn chung đều trải qua 5 bước sau:
 
Bước 1: Lựa chọn và xử lý đất
 
Đây được xem là một trong những bước quan trọng nhất khi làm gốm. Bởi vì đất sét chính là nguyên liệu quan trọng nhất để làm gốm nghệ thuật. Muốn làm được ra sản phẩm gốm chất lượng, bạn phải tìm được đất sét tốt và phù hợp và đảm bảo độ dẻo, mịn. Để đạt được điều đó, người ta sẽ đem đất sét đi tinh luyện sao cho loại bỏ các tạp chất trong đất. Lúc này, đất sét đã đủ tiêu chuẩn để nặn thành gốm.

Đất sét chính là nguyên liệu quan trọng nhất để làm gốm nghệ thuật

 
Tại những nơi làm gốm nghệ thuật nổi tiếng như Bát Tràng, toàn bộ quá trình xử lý đất sét đều được làm thủ công, quá trình trải qua nhiều bước tỉ mỉ qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân làm gốm nên đem lại chất lượng đất sét vô cùng hoàn hảo. 
 
Đất sét sau khi được đem về nơi làm gốm, trước tiên phải ngâm lần lượt trong 4 bể chứa khác nhau. Đầu tiên, đất sét sẽ được ngâm trong nước với thời gian từ 3 - 4 tháng để đất tan ra. Sau khi tan, đất sẽ được đánh tơi và tạo thành hỗn hợp lỏng. Tiếp theo đó, muốn đất được loại bỏ tạp chất, người ta sẽ cho đất vào bể và để nó lắng xuống, đồng thời các tạp chất sẽ nổi lên trên. Sau khi hoàn tất bước thứ hai, chất lỏng sẽ keo lại (hay còn gọi là hồ) sẽ được chuyển đến bể thứ 3 được gọi là bể phơi. Cuối cùng là đất sẽ được chuyển qua bể 4 (bể ủ). Lúc này, bằng phương pháp lên men gia truyền, các tạp chất sẽ bị loại bỏ. Sau đó, các nghệ nhân sẽ pha thêm chất phụ gia vào đất sẽ để phù hợp với yêu cầu ứng dụng của sản phẩm. Lúc này đất sét mới đủ tiêu chuẩn để nặn và làm gốm nghệ thuật.
 
Bước 2: Tạo hình
 
Để tạo hình sản phẩm cho gốm, có thể sử dụng 3 phương pháp thủ công bao gồm: nặn bằng tay, tạo hình bằng khuôn hoặc tạo hình bằng bàn xoay. Tùy thuộc vào sản phẩm, ta có thể sử dụng 1 trong 3 phương pháp tạo hình để làm gốm nghệ thuật
 
- Phương pháp tạo hình trên bàn xoay:
Khi đất sét được luyện kỹ và có độ dẻo nhất định. Người thợ sẽ nặn thành một cây dài, to bằng cổ tay. Sau đó, người ta sẽ cắt thành từng đoạn và nắn đất để tạo thành một khối hình cầu. Tiếp theo, các nghệ nhân sẽ đặt đất lên giữa bàn xoay và dùng chân hoặc tay (tùy thuộc vào độ cao của bàn xoay) để vừa xoay vừa tạo thành một khối hình cầu cân đối..
 
Sau khi khối đất đã cân đối, nghệ nhân sẽ dùng ngón tay cái để tạo thành một vùng trũng và kéo rộng ra bên ngoài rồi chuốt đất bằng 2 bàn tay sao cho thành hình dạng như ý muốn. Sản phẩm có hình dạng như thế nào, dày hay mỏng đều dựa vào sự khéo léo của nghệ nhân.Tạo hình bằng bàn xoay có thể làm cho sản phẩm lớn hoặc nhỏ như ly, chén hoặc bình bông, chum,...

Làm gốm nghệ thuật tại Nhân Trí Dũng

 
- Phương pháp làm gốm nghệ thuật tạo hình bằng khuôn:
Sản phẩm tạo hình bằng khuôn được dùng để sản xuất gốm có khối lượng vừa phải như: chén, đĩa,...
 
- Phương pháp tạo hình gốm bằng tay:
Nặn gốm bằng tay sẽ không sử dụng khuôn hay bàn xoay nên sản phẩm làm ra sẽ không được cân đối như làm bằng hai công cụ kia. Vì vậy, phương pháp này chỉ thích hợp để nặn hình thú, trang trí,...
 
Bước 3: Trang trí hoa văn
 
Làm gốm nghệ thuật không thể bỏ qua yếu tố trang trí. Để có thể vẽ được lên gốm, đòi hỏi nghệ nhân phải tỉ mỉ và tập trung. Đồng thời đôi tay phải thật nhẹ nhàng uyển chuyển thì mới có thể cho ra hình ảnh trang trí đẹp mắt. Có nhiều phương pháp trang trí khác nhau.
- Vẽ trực tiếp lên gốm
Để xét một sản phẩm đẹp hay không thì trang trí là bước vô cùng quan trọng. Với phương pháp này, người thợ sẽ dùng bút lông vẽ trực tiếp họa tiết, hoa văn lên nền mộc. Để thực hiện công đoạn này đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao và các họa tiết này phải được hòa hợp với dáng gốm. 
 
Những sản phẩm gốm sau khi được trang trí rồi mới đem đi tráng men gọi là vẽ dưới men. Còn sản phẩm sau khi đem đi tráng men rồi mới vẽ trang trí được gọi là vẽ trên men.
 
- Cắt gọt và khắc vạch trực tiếp
Gốm sau khi tráng men được đem đi phơi nắng cho đến khi đất se cứng lại. Sau đó sẽ tiến hành sửa, gọt và cạo nhẵn để hoàn thành sản phẩm. Với bước khắc vạch trực tiếp, người thợ làm gốm sẽ khắc trực tiếp lên gốm rồi sau đó mới đem đi nung.
 
- In hoa văn bằng khuôn
Nếu như sản phẩm gốm chưa được khắc chìm vào gốm thì nghệ nhân sẽ sử dụng phương pháp in khuôn để in hoa văn lên gốm rồi mới đem đi nung. Phương pháp này sẽ được áp dụng đối với sản phẩm gốm men ngọc và gốm men hoa nâu.
 
Bước 4: Tráng men
Đối với sản phẩm sau hoàn chỉnh, nghệ nhân sẽ dùng chổi để làm sạch bụi rồi đem gốm đi nung sơ ở nhiệt độ thấp và đem đi tráng men. Còn một cách khác là người ta đem gốm đi tráng men rồi mới đi nung.
 
Sửa hàng men
Đây là công đoạn cuối cùng trước khi đem gốm đi nung. Người thợ sẽ tiến hành sửa lại sản phẩm, cắt gọt và kiểm tra xem có khuyết men chỗ nào không để bôi men vào. Công đoạn này được gọi là sửa hàng men.  
 
Bước 5: Nung sản phẩm gốm
 
Lò gốm được sử dụng để nung gốm hiện nay chủ yếu là lò có, lò bầu hoặc lò bầu. Công đoạn nung gốm cũng được xem là bước quan trọng nhất trong cả các bước. Có nhiều loại nguyên liệu dùng để nung gốm, bao gồm than cám, củi hoặc là gas. Tùy vào vỏ và hình dáng, gốm sẽ được nung dưới các nhiệt độ khác nhau, từ 600 cho đến 1300 độ C.

3. Nhân Trí Dũng - Địa điểm tốt nhất để trải nghiệm làm gốm nghệ thuật

Nằm tại địa chỉ 15 Trần Văn Trà, phường Tân Phú, quận 7. Trung tâm trải nghiệm đa tương tác Nhân Trí Dũng cho bạn trải nghiệm làm gốm nghệ thuật. Không chỉ dành cho người lớn, Nhân Trí Dũng còn nhiều trải nghiệm dành cho bé với nhiều bài học đa dạng, thú vị.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 0941 401 955
Add: 15 Trần Văn Trà, P. Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM
Email: linhtnm@topclever.com.vn
Website: www.nhantridung.edu.vn
 

Tin tức nổi bật

Tin tức khác

Thông qua các hoạt động sáng tạo đa chất liệu, trải nghiệm làm gốm Bát Tràng Việt Nam, nặn đất sét, đan vòng tay lục bình, tô chậu cây trồng sen...
Nhằm mang đến sự thuận tiện hơn trong trải nghiệm cho khách hàng. Nay, Nhân Trí Dũng đã liên kết với nhiều địa điểm để quý khach hàng có đa dạng...
Sau một năm học dài kết thúc. Mùa hè, là khoảng thời gian giúp con được thư giãn và vui chơi để chuẩn bị bắt đầu cho năm học kế tiếp....
Nghệ thuật truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam không thể thiếu “Tranh đông hồ”. Sự nổi tiếng của những bức tranh độc đáo này bắt nguồn từ Làng Tranh Đông...
Vừa qua, Nhân Trí Dũng đã tổ chức ngày hội Trung thu tại tòa nhà Sài Gòn Mia. Trong không khí nhộn nhịp ấy có ông bà, cha mẹ, bạn bè...
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang đến gần, nhân dịp này, Nhân Trí Dũng tổ chức ngày hội làng nghề truyền thống nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp...
Vừa qua, các bạn nhỏ trường UTS đã có chuyến hoạt động ngoại khoá tại Nhân Trí Dũng. Vừa được vận động, vừa được học mà còn được quà mang về....
Kẹo đậu phộng làm nên hương vị tuổi thơ của mỗi người chúng ta, cũng là nét văn hoá của Làng nghề đậu phộng người Việt. Đâu đó cũng là một...
Gần đây, nghề rót khuôn tượng thạch cao đang được làm mưa, làm gió trên mạng xã hội. Những mẫu tượng ra lò, trở nên lên top 1 xu hướng giới...
Nói đến “Bánh tráng” hẳn cũng rất quen thuộc đối với mỗi người. Bánh tráng là món được đi kèm với những món ăn khác tạo nên hương vị đặc biệt,...
Ngày 4/10/2023, trong không gian ấm cúng tại Tea.Joy, Topclever Nhân Trí Dũng và Tea.Joy đã ký kết đồng hành tổ chức Workshop nghệ thuật. Sự hợp tác này đánh dấu...
Đại lễ 30/4 - 1/5 năm nay, bạn và gia đình đã có dự định gì chưa? Đến với trung tâm Nhân Trí Dũng, gia đình hứa hẹn sẽ có với...
Sắp tới đây, ngày 15/4 - 16/4/2023 (nhằm ngày thứ 7 & chủ nhật), tại trung tâm Nhân Trí Dũng sẽ tổ chức lễ hội té nước vô cùng độc đáo và...
Tạo sân chơi, cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, hoạt động giải trí sẽ...
Hiện nay, ngoài những kiến thức từ sách vở, cha mẹ cũng nên cho con tham gia vào các hoạt động bên ngoài để con có thêm kiến thức cũng như...