Làng nghề đậu phộng, gợi nhớ tuổi thơ tại Nhân Trí Dũng

1. Lịch sử Làng nghề đậu phộng 

Uống trà, ăn kẹo đậu phộng hầu như cũng đã quen thuộc với mọi lứa tuổi. Là một nét văn hoá tuy giản dị nhưng cũng rất gần gũi với người dân Việt Nam. Nghề làm kẹo đậu phộng không khó nhưng để có kẹo ngon, thơm, luôn giữ được hương vị truyền thống thì những người trong Làng nghề đậu phộng đã dồn rất nhiều tâm huyết với nghề. Gắn với mỗi vùng miền, kẹo đậu phộng đều có cái tên riêng và đi kèm đó là mỗi câu chuyện riêng, đi kèm vào tuổi thơ của mỗi người. 

Kẹo đậu phộng đã có khoảng hơn 300 tuổi đời, vài hộ dân cũng làm nghề được ông cha truyền lại đã được qua 5 thế hệ. Những ngày đầu đông, cũng là mùa vụ mà Làng nghề đậu phộng nhộn nhịp làm kẹo. Khi đến Làng, hộ dân nào cũng hối hả, tất bật chuẩn bị hàng hoá và chuyển hàng sản xuất ra thị trường. Ngoài những nét đẹp lao động ấy, mùi hương thơm lừng của mạch nha, đậu phộng,... làm cho bao người xiêu lòng. 

2. Quy trình sản xuất kẹo đậu phộng thủ công

Để có một mẻ kẹo ngon, trước hết các nguyên liệu phải được chọn lọc kỹ càng. Đặc biệt là phần đậu phộng, phải được sàng sảy nhặt hết những hạt có vỏ lụa tối màu, nguy cơ bị mốc. (Mẹo nhỏ khi chọn đậu phộng. Hạt to, màu sáng là đậu ngon. Hạt nhỏ, bầm là đậu không ngon). Bước này cũng là khâu quan trọng nhất trong việc sản xuất kẹo. 

Đầu tiên, đặt một cái nồi hoặc chảo có đáy dày lên bếp bật lửa nhỏ vừa. Sau đó cho đậu phộng vào rang kèm một chút muối để đảm bảo được đậu thơm và chín đều. Khi đậu phộng thơm, vỏ hơi chuyển màu thì tắt bếp và đổ đậu ra rổ để nguội. 

Gừng đem đi rửa sạch, cạo vỏ rồi cắt nhuyễn. Cho đường vào chảo khuấy đều cho đến khi ngã màu vàng. Sau đó cho tiếp mạch nha và gừng rồi khuấy cho hỗn hợp tan vào nhau. Tiếp đó, đặt chảo lên bếp, đun lửa nhỏ, cho thêm đậu phộng rang vào, vừa đun vừa khuấy đều tay, đảo đều liên tục trong 1 phút rồi tắt bếp.

Khi đã hoàn thành, trải đều một lượng vừa đủ lên bề mặt bánh phồng. Để khô lại là có thể sử dụng được ngay. 

Với một niềm tự hào nét đẹp này đối với Làng, Nhân Trí Dũng tái hiện lại Làng nghề đậu phộng tạo nên hương vị tuổi thơ đến cho mỗi người

Bên trên chỉ là một quy trình nhỏ, đơn giản dành cho gia đình có thể thực hành ngay tại nhà. Tuy nhiên, để sản xuất một sản phẩm ra thị trường thì những người trong nghề của Làng nghề đậu phộng đã phải thức dậy từ sáng sớm. Trải qua rất nhiều công đoạn và lựa chọn nhiều nguyên liệu để cho ra những mẻ kẹo thơm và phù hợp hương vị trên thị trường. 

Công việc tuy có đôi chút khó khăn nhưng các hộ dân trong làng nghề đậu phộng sống rất tình cảm, không có sự cạnh tranh. Hoà đồng, vui vẻ cũng đã là một động lực làm nên nét đẹp truyền thống. Điều đó làm cho các hộ dân tại Làng nghề truyền thống luôn tâm huyết và hăng say làm kẹo mà ông cha ta đã lưu truyền lại đến nay. Những sản phẩm làm ra vất vả nhưng giá thành cũng rất rẻ đưa đến thị trường. Nhờ đó, Làng nghề đậu phộng có thêm thu nhập kinh tế ổn định hơn theo mùa vụ. Khẳng định được rằng: “Các hộ dân có thể tự tay làm giàu cho Làng trên chính mảnh đất quê hương”. Những ngày thường sẽ làm mẻ kẹo ít hơn để bán cho chợ địa phương và huyện, tỉnh lân cận theo ngày. Hiện nay, trong Làng vẫn còn vài hộ dân sử dụng phương pháp chế biến thủ công, vài hộ dân sử dụng công nghệ máy móc tiên tiến hơn. Nhiều hình thức sản xuất nhưng sản phẩm đều mang đến cho chúng ta một hương vị tuổi thơ, giữ nguyên hương vị truyền thống đậm mùi Việt Nam.

Với một niềm tự hào nét đẹp này đối với Làng, Nhân Trí Dũng tái hiện lại Làng nghề đậu phộng tạo nên hương vị tuổi thơ đến cho mỗi người. Quy trình sẽ được tối ưu hoá để đảm bảo an toàn khi trải nghiệm. Hãy liên hệ với Nhân Trí Dũng ngay để nhận được thông tin nhé 

3. Thông tin liên hệ Nhân Trí Dũng

Địa chỉ: 1017 Bình Quới, P.28, Q. Bình Thạnh (Cạnh bên câu lạc bộ thể dục thể thao Thanh Đa)

Giờ mở cửa: 8:30 - 17:00

Hotline

- Khách lẻ: 0941 401 955

- Khách đoàn: 0946 040 022

Tin tức nổi bật

Tin tức khác

Nghệ thuật truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam không thể thiếu “Tranh đông hồ”. Sự nổi tiếng của những bức tranh độc đáo này bắt nguồn từ Làng Tranh Đông...
Vừa qua, Nhân Trí Dũng đã tổ chức ngày hội Trung thu tại tòa nhà Sài Gòn Mia. Trong không khí nhộn nhịp ấy có ông bà, cha mẹ, bạn bè...
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang đến gần, nhân dịp này, Nhân Trí Dũng tổ chức ngày hội làng nghề truyền thống nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp...
Vừa qua, các bạn nhỏ trường UTS đã có chuyến hoạt động ngoại khoá tại Nhân Trí Dũng. Vừa được vận động, vừa được học mà còn được quà mang về....
Gần đây, nghề rót khuôn tượng thạch cao đang được làm mưa, làm gió trên mạng xã hội. Những mẫu tượng ra lò, trở nên lên top 1 xu hướng giới...
Nói đến “Bánh tráng” hẳn cũng rất quen thuộc đối với mỗi người. Bánh tráng là món được đi kèm với những món ăn khác tạo nên hương vị đặc biệt,...
Ngày 4/10/2023, trong không gian ấm cúng tại Tea.Joy, Topclever Nhân Trí Dũng và Tea.Joy đã ký kết đồng hành tổ chức Workshop nghệ thuật. Sự hợp tác này đánh dấu...
Đại lễ 30/4 - 1/5 năm nay, bạn và gia đình đã có dự định gì chưa? Đến với trung tâm Nhân Trí Dũng, gia đình hứa hẹn sẽ có với...
Sắp tới đây, ngày 15/4 - 16/4/2023 (nhằm ngày thứ 7 & chủ nhật), tại trung tâm Nhân Trí Dũng sẽ tổ chức lễ hội té nước vô cùng độc đáo và...
Tạo sân chơi, cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, hoạt động giải trí sẽ...
Hiện nay, ngoài những kiến thức từ sách vở, cha mẹ cũng nên cho con tham gia vào các hoạt động bên ngoài để con có thêm kiến thức cũng như...
Sau này, khi đời sống của con người ngày càng phát triển, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng cao, làm gốm nghệ thuật trở thành một thú vui tao nhã...
Kỹ năng sống là một một phần rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của bé. Tuy nhiên, với không gian trong thành phố mà muốn con có khả năng...
Với mong muốn đem lại cho bé những trải nghiệm tuyệt vời, ngày 19/10 vừa qua, Nhân Trí Dũng hân hạnh được chào đón cô giáo và các bé đến trung...