ĐỘT NHẬP TRUNG TÂM LÀM GỐM HỒ CHÍ MINH – NHÂN TRÍ DŨNG
Trung tâm làm gốm Hồ Chí Minh – Nhân Trí Dũng toạ lạc tại địa chỉ: 15 Trần Văn Trà, Tân Phú, Quận 7, HCM là một khu vui chơi phức hợp gần gũi với thiên nhiên, tách biệt với ồn ào của đô thị. Với nhiều loại hình giúp thực khách được trực tiếp tự do tạo ra sản phẩm gốm “made by me”, Nhân Trí Dũng trở thành điểm đến trải nghiệm làm gốm lý tưởng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Trung tâm làm gốm Hồ Chí Mình – Nhân Trí Dũng có gì đặc biệt, các thông tin sơ bộ của sản phẩm gốm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Giới thiệu nghề làm gốm thủ công truyền thống
Được xếp vào một trong những làng nghề truyền thống lâu đời bậc nhất ở Việt Nam, gốm sứ Bát Tràng từ ngàn đời xưa nay đã được nhiều người, bạn bè trong nước và trên quốc tế biết đến. Trong quá trình tạo ra một sản phẩm gốm, người nghệ nhân như một người nghệ sĩ chân chính vậy, họ sử dụng đôi tay khéo léo, tỉ mỉ trong từng chi tiết, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình sản xuất nhưng không quên đi sự sáng tạo đột phá để cho ra đời một thành phẩm nghệ thuật gốm đến tay người tiêu dùng vừa có giá trị sử dụng, vừa có tính thẩm mỹ cao.
Người nghệ nhân đang thực hiện các công đoạn làm gốm tại làng gốm Phù Lãng - Ảnh: laodongthudo.vn
2. Cách nhận biết sản phẩm gốm cổ lâu năm
Sản phẩm gốm cổ chính là những sản phẩm được làm bằng chất liệu gốm với bề dày lịch sử lâu năm về trước. Thông thường, sản phẩm gốm cổ chỉ tồn tại một sản phẩm còn lại duy nhất, kèm theo đó là một kích thước, hoạ tiết và hình dáng độc đáo nhất định. Vì được nhiều ngừoi trong giới chơi đồ gốm cổ săn lùng, nên giá trị của chúng sẽ phụ thuộc vào niên đại sản xuất, chất liệu và hoạ tiết trên sản phẩm cũng có sức ảnh hưởng không kém.
-
Biểu hiện của nốt gỉ sắt
Nốt gỉ sắt là một dấu hiệu nhận dạng dễ thấy nhất trong các sản phẩm gốm sứ cổ. Với nguyên liệu tạo thành từ thiên nhiên là đất sét có chứa nhiều khoáng chất dạng bụi li ti, một trong những tạp chất nhất định như này sẽ mang công dụng hữu ích cho nhiều nhà sưu tập gốm. Vì khi tiếp xúc với không khí, thành phần sắt sẽ bị oxy hoá một cách nhanh chóng, và dần chuyển thành màu nâu, thậm chí là màu đen toàn phần. Để có được hiện tượng này, gốm sứ cổ bắt buộc phải mất nhiều thời gian từ rất nhiều năm. Điều này cho biết, những đốm gỉ sắt xuất hiện chính là để xác thực cho thời gian tồn tại của gốm sứ cổ. Vì nguyên liệu được sử dụng thông thường cho đồ gốm hằng ngày thường sẽ có màu trắng.
Những nốt gỉ sắt xuất hiện trên gốm cổ - Ảnh: covatvietnam.info
-
Sự tuột men (lên men)
Các sản phẩm gốm nào cũng sẽ được tráng một lớp nước men (một hỗn hợp dạng bùn, chứa Silic Dioxyt) trước khi đưa đến tay người tiêu dùng, chính vỏ bọc này tạo ra hiệu quả là đem lại vẻ đẹp mướt mịn và óng ả, tạo điểm nhấn khác lạ cho sản phẩm.
Những sản phẩm gốm sứ có vẻ đẹp sáng bóng cùng độ phản chiếu tốt nhất sẽ được đem đi trưng bày tại các cửa hàng. Do đó, đối với những sản phẩm gốm sứ cổ thì chúng sẽ không có được vẻ bề ngoài bỏng bẩy, và bị ảnh hưởng bởi hơi mờ bị giảm sút.
Lớp men trên một sản phẩm gốm cổ bị tuột - Ảnh: muaban.net
-
Tạp chất do “lỗi dò” bám trên đồ gốm sứ
Hầu hết những sản phẩm gốm sứ cổ thời xa xưa đều được thực hiện bằng thủ công qua tất cả các khâu. Vì vậy các sản phẩm gốm cho ra đời không đảm bảo được tiêu chuẩn về yếu tố môi trường và điều kiện làm việc, cũng như chất lượng và an toàn vệ sinh chưa hoàn thiện như hiện nay. Điều này, làm cho những sản phẩm gốm sứ cổ thường tồn tại các lỗi tạp chất.
Tạp chất do “lỗi dò” bám trên đồ sành sứ - Ảnh: gomsuthudo.com
-
Dấu hiệu co rút nước men
Đây chính là nguyên nhân tạo nên một số lỗi nhỏ trên bề mặt của các sản phẩm gốm thương mại trên thị trường như hạt li ti dính vào hoặc lớp dầu bên dưới nước men, và đặc biệt xảy ra ở các dòng gốm cổ Trung Quốc. Ở một số vết lõm có kích thước lớn thường có màu sậm hơn khi bị bụi đóng vào. Co rút nước men có dấu hiệu tương tự như các vết lõm nhỏ với nhiều vị trí nằm trong nước men. Tuy nhiện, hiện tượng này sẽ ít bắt gặp ở những dòng gốm hoàng gia. Một số trường hợp cần sử dụng đến kính phóng đại mới có thể tìm ra tình trạng vết lõm nhỏ.
Những chiếc bát có dấu hiệu co rút men - Ảnh: gomdaiviet.vn
3. Giá trị sử dụng của sản phẩm gốm Bát Tràng
Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng với những sản phẩm được sản xuất lâu đời theo lối thủ công, được thể hiện rõ rệt qua đường nét vẽ trang trí gốm sáng tạo của người thợ qua nhiều thế hệ. Những sản phẩm gốm Bát Tràng rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và mục đích sử dụng, được phân loại như sau:
- Đồ gốm gia dụng: gồm các loại dụng cụ chén đĩa ăn, khay trà, hũ đựng, ấm, điếu, âu, thạp, ang, chậu hoa, bình, lọ.
- Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đài thờ, mâm gốm và kiếm…Chân đèn, lư hương và đỉnh là một trong những sản phẩm có giá trị cao đối với các nhà sưu tầm từ thời xa xưa vì trên nhiều sản phẩm có thể hiện đầy đủ minh văn cho biết rõ thông tin của người làm và thời gian chế tạo. Một số sản phẩm còn khắc cả thông tin người đặt hàng. Đây cũng là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát Tràng
- Đồ gốm trang trí: phải kể đến như mô hình nhà, long đình, các loại tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, hổ, voi, đầu khỉ mình rắn, tượng rồng…
4. Điểm tạo nên khác biệt của Trung tâm làm gốm Hồ Chí Minh – Nhân Trí Dũng
Trước đây, để được nhìn ngắm những tác phẩm gốm thủ công độc đáo hay được tìm hiểu và một lần đích thân hoá thành nghệ nhân làm gốm vẫn là một điều “xa xỉ” đối với người dân Sài Gòn bởi không có nhiều nơi trải nghiệm, giới thiệu về làng nghề thủ công này. Ngày nay, không cần phải mua vé để bay ra tận thủ đô Hà Nội, mà người dân thành phố vẫn có thể tự tay làm ra những sản phẩm gốm Bát Tràng xinh xắn ngay tại Trung tâm làm gốm Hồ Chí Minh - Nhân Trí Dũng.
Nhân Trí Dũng có lợi thế đặc biệt với không gian mở, rộng rãi thoáng mát, gần cạnh bờ sông lộng gió, với phương châm tạo một sân chơi gần gũi với thiên nhiên cho các đối tượng từ gia đình, trẻ nhỏ, đến người lớn. Một trong các hoạt động ngoại khóa tại trung tâm đang được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn là các lớp học làm gốm thủ công. Thông qua các nguyên liệu, vật dụng làm gốm như đất sét, bàn xoay, cọ vẽ, màu nước. Người tham gia trước tiên, sẽ được tìm hiểu sơ bộ về văn hoá của làng gốm Bát Tràng và sau đó được tận tình chỉ dẫn thực hành 6 bước làm gốm cơ bản. Đối với trẻ nhỏ, bé sẽ bị thu hút và say mê trong việc mày mò làm nên sản phẩm của chính mình. Dù sản phẩm sau khi làm xong méo mó một chút nhưng chắc chắn đem lại cảm giác hạnh phúc cho người làm, như một phần thuởng cho công sức đã bỏ ra trong 2-3 tiếng kiên nhẫn.
Một góc không gian làm gốm tại Nhân Trí Dũng.
Điểm khác biệt nữa tạo nên trung tâm làm gốm Hồ Chí Minh – Nhân Trí Dũng là sự kết hợp phương pháp giảng dạy có ứng dụng mô hình trải nghiệm tâm lý đa tương tác được quốc tế công nhận, từ đó các bậc phụ huynh có con nhỏ khi tham gia sẽ có cơ hội được quan sát con mình trưởng thành, có dịp trò chuyện thân mật, để dần trở thành người bạn lớn đồng hành cùng con. Đồng thời, nhân đó cũng là dịp cho gia đình thư giãn, lấy lại tinh thần sau những áp lực và căng thẳng trong cuộc sống. Ngoài ra đây cũng là nơi được nhiều các bạn giới trẻ còn đang đi học hoặc người đã đi làm và cả tập thể đội nhóm lựa chọn trải nghiệm làm gốm theo cá nhân hay theo chương trình thiết kế.
Những sản phẩm gốm ngộ nghĩnh và phá cách của khách khi làm gốm tại Nhân Trí Dũng.
Cả gia đình cùng nhau quay quần làm gốm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Tel: (028) 3844 2369
Hotline: 0941 401 955
Email: vanh@toppion.com.vn
Website: www.nhantridung.edu.vn
Địa chỉ: 15 Trần Văn Trà, Tân Phú, quận 7, TP.HCM