Khám Phá Địa Điểm Làm Gốm Bát Tràng Tại Hồ Chí Minh
Khám Phá Địa Điểm Làm Gốm Bát Tràng Tại Hồ Chí Minh
Làm gốm là một nghề truyền thống của nước ta. Tại Việt Nam có rất nhiều nơi làm gốm sứ nhưng đặc biệt phải kể đến làng gốm Bát Tràng. Nghề làm gốm Bát Tràng được duy trì từ đời này sang đời khác để góp phần gìn giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc. Là dân tộc Việt Nam, chúng ta nên tìm hiểu về ngành nghề truyền thống này. Vậy gốm Bát Tràng là gì, địa điểm trải nghiệm làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh ở đâu, hãy cùng Nhân Trí Dũng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây nhé.
Danh Mục
1. Tìm hiểu về làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh
2. Quy trình làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh
3. Nhân Trí Dũng - Địa điểm làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh
1. Tìm hiểu về làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh
Làm gốm là một ngành nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc của Việt Nam. Trong đó, nổi tiếng nhất là gốm Bát Tràng - một trong những làng nghề gốm sứ nổi tiếng nhất nước ta.
Nghề làm gốm đã có từ rất lâu đời nên hầu như không ai biết chính xác thời gian nghề này xuất hiện. Chỉ biết rằng theo sử sách, làng gốm Bát Tràng đã được hình thành từ thế kỷ 14 - 15. Nghề làm gốm được lưu truyền cho các nghệ nhân từ đời này qua đời khác với sứ mệnh phát huy ngành nghề nghệ thuật này. Hiện nay, tại Sài Gòn cũng có nhiều người muốn trải nghiệm làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh để có cơ hội tìm hiểu giá trị của nghệ thuật làm gốm.
2. Quy trình làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh
Bước 1: Lựa chọn & xử lý đất
Muốn có được sản phẩm gốm chất lượng, quan trọng nhất là khâu chọn đất sét. Đất sét để làm gốm phải là loại đất sét tốt. Sau đó người ta đem đất đi tinh luyện để loại bỏ các tạp chất sao cho đất đạt được độ dẻo, mịn.
Cách chọn đất để làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh nhìn chung cũng tương tự như cách chọn đất làm gốm ở Bát Tràng. Ở làng gốm Bát Tràng, người ta sẽ lấy đất đem đi ngâm trong 4 bể chứa với các mức độ khác nhau. Lần lượt đất sẽ đem đi ngâm vào bể thứ nhất trong thời gian từ 3 - 4 tháng để đất nát ra. Sau đó đem đất đi đánh tơi và hòa tan thành hỗn hợp chất lỏng. Tiếp theo, đất được mang đến bể chứa thứ 2 hay còn gọi là bể lọc. Bể lọc này sẽ giúp đất lắng xuống dưới đáy, còn các tạp chất sẽ nổi lên trên. Phần đất ở dưới đáy sau khi keo lại (hồ) sẽ được múc lên rồi chuyển sang bể thứ 3 (bể phơi) và được giữ trong vòng 3 ngày, sau đó chuyển sang bể 4 (bể ủ). Tại bể này, đất sẽ được loại bỏ tạp chất thông qua phương pháp lên men gia truyền. Cuối cùng, muốn làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh, nghệ nhân phải pha thêm chất phụ gia tùy vào mục đích sử dụng. Lúc này đất đã có thể dùng để tạo hình sản phẩm.
Bước 2: Tạo hình
Tương tự như ở làng gốm, làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh có 3 phương pháp chính: nặn bằng tay, tạo hình bằng khuôn và công cụ bàn xoay. Bạn có thể kết hợp 3 cách để tạo hình sản phẩm.
Để làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh bằng phương pháp tạo hình trên bàn xoay, đất sau khi đã đạt được độ dẻo phù hợp làm gốm, nghệ nhân sẽ nhào đất thành dây dài, to bằng cổ tay. Sau đó ngắt đất ra thành đoạn, nghệ nhân sẽ ngồi trên một chiếc ghế cao hơn bàn, dùng chân đạp bàn xoay kết hợp với dùng tay vuốt đất, dùng ngón tay tạo thành một vùng trũng để bắt đầu tạo hình dáng, kết hợp giữa bàn xoay và tay để kiểm soát sản phẩm mỏng hay dày, cao hay thấp,... Phương pháp này thường sử dụng cho các sản phẩm có kích thước lớn như: lọ hoa, chum nước,...
- Tạo hình bằng khuôn
Tạo hình bằng khuôn cũng rất thích hợp với làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh, phương pháp này cho phép tạo ra nhiều sản phẩm cùng lúc trong thời gian ngắn và được sử dụng để sản xuất những sản phẩm có số lượng lớn như: chén, dĩa, tô,... Để sử dụng phương pháp này, nghệ nhân phải có khuôn để đúc lại sản phẩm theo như mong muốn. Sau đó, người ta sẽ rót hồ khuôn (một loại chất lỏng được nghiền nát hoặc cắt nhỏ trộn với nước) có độ ẩm từ 32 - 40% vào khuôn thạch cao và đợi sản phẩm khô lại. Sau khi khô, sản phẩm sẽ được trang trí để tạo thành thành phẩm.
- Nặn đắp bằng tay
Các sản phẩm như tượng hình thú, lon, vại,... được tạo ra bằng phương pháp này.
Bước 3: Trang trí
Sau khi làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh bằng các phương pháp trên, để sản phẩm thu hút người xem, cần phải có hoa văn trang trí và màu sắc thật bắt mắt, đặc biệt. Khi làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh, có nhiều cách để trang trí lên gốm như: Vẽ trực tiếp lên gốm bằng bút lông. Để có hoa văn đẹp thu hút người xem, đòi hỏi người vẽ phải có tay nghề cao. Sau khi trang trí lên sản phẩm gốm thô, gốm sẽ được đem đi tráng men, gọi là vẽ dưới men. Còn nếu vẽ trang trí sau khi tráng men gọi là vẽ trên men.
Ngoài ra, sau khi làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh xong, nghệ nhân có thể trang trí bằng cách chuốt và khắc trực tiếp lên gốm. Sản phẩm sau khi được chuốt và phơi nắng sẽ cứng lại. Lúc này thợ sẽ mang gốm đi cạo nhẵn theo yêu cầu và khắc vạch trực tiếp lên gốm. Cuối cùng sẽ đem đi nung. In khuôn cũng là phương pháp được nghệ nhân gốm sử dụng để trang trí gốm. Với phương pháp này, hoa văn trên gốm sẽ được khắc chìm vào xương gốm.
Bước 4: Tráng men
Sau khi gốm được trang trí xong, có hai cách để tráng men cho những sản phẩm làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh: Thợ làm gốm sẽ nung sơ gốm ở nhiệt độ thấp rồi đem tráng men, hoặc sẽ trực tiếp đem sản phẩm đi tráng men rồi đem đi nung. Trước khi đem đi tráng men, phải làm sạch sản phẩm bằng chổi.
Xương gốm có màu trước khi tráng men phải có lớp men lót để che bớt màu của xương gốm. Ngoài ra, khi tráng men. phải tính toán đến tính năng của men, nồng độ men, thời tiết, độ khó của xương gốm. Tráng men có nhiều cách như phun men, dội men lên bề mặt, nhúng men,...
Khi tráng men, bạn có thể tráng cả bên ngoài và bên trong men, gọi là quay men. Tráng bên ngoài gốm gọi là kìm men. Còn khi chỉ tráng trong lòng gốm gọi là đúc men. Để tráng men cho sản phẩm được đẹp, đòi hỏi người làm phải có tay nghề tốt thì sản phẩm cho ra mới chất lượng.
Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất khi làm gốm quyết định thành bài của những sản phẩm làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh. Có nhiều loại lò để nung gốm, phổ biến nhất là lò có hay lò bầu, ngoài ra còn có lò hộp.
Có thể sử dụng cám, củi, gas để nung gốm. Tùy vào hình dáng của gốm sẽ có thời gian nung khác nhau. Đối với gốm đất nung, nhiệt độ nung dao động từ 600 - 900°C. Gốm sành nâu là 1100 - 1200°C. Gốm sành sứ là 1200 - 1250°C. Gốm sành trắng có nhiệt độ nung cao hơn: 1250 - 1280°C. Đồ sứ là 1280 - 1350°C.
3. Nhân Trí Dũng - Địa điểm làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh
Làm gốm là một hoạt động vô cùng thú vị dành cho tất cả mọi lứa tuổi từ trẻ em cho đến người lớn. Nếu muốn trải nghiệm ngành nghề này tại trung tâm Thành phố, bạn có thể làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh trong trung tâm Nhân Trí Dũng. Tại đây có đầy đủ dụng cụ và nhân viên hướng dẫn bạn làm gốm từ những bước cơ bản nhất cho đến khi thành hình sản phẩm.
Nhân Trí Dũng là một nơi làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh với không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên bên cạnh dòng sông mát mẻ, nhẹ nhàng. Ngoài ra, tại trung tâm còn có nhiều chương trình trải nghiệm làm gốm cho nhiều đối tượng như gia đình, đội nhóm,...
Khi trải nghiệm làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh ở trung tâm Nhân Trí Dũng, bạn sẽ được lắng nghe về lịch sử của làng nghề gốm và được hướng dẫn thực hành tạo ra sản phẩm gốm và sáng tạo trang trí sản phẩm của mình. Sau đó sản phẩm sẽ được đem đi nung và tráng men thành thành phẩm rồi gửi lại cho bạn.
Ngoài trải nghiệm làm gốm, Nhân Trí Dũng còn có thêm nhiều hoạt động để bạn trải nghiệm như: Bắn cung truyền thống, lái xe vượt địa hình, bắt cá tắm mưa,... Bạn có thể dẫn gia đình và bạn bè đến để trải nghiệm những hoạt động thú vị tại Nhân Trí Dũng.
Trên đây là toàn bộ thắc mắc về làm gốm Bát Tràng tại Hồ Chí Minh. Bạn có thể đến ngay trung tâm Nhân Trí Dũng: Tọa lạc tại địa chỉ số 15 Trần Văn Trà, P. Tân Phú, Quận 7 để tạo ra sản phẩm gốm của riêng mình nhé.