Làm Gốm Là Gì? Khám Phá Nghề Làm Gốm Tại Nhân Trí Dũng
LÀM GỐM LÀ GÌ? KHÁM PHÁ NGHỀ LÀM GỐM TẠI NHÂN TRÍ DŨNG
Trong hành trình tìm kiếm những điểm hấp dẫn của Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết đến ngành nghề truyền thống đó là nghề làm gốm. Vậy làm gốm là gì, công việc của những người nghệ nhân gốm như thế nào, tìm địa điểm làm gốm ở đâu, hãy cùng Nhân Trí Dũng khám phá bài viết dưới đây nhé.
Danh Mục
1. Sơ lược về nghề Gốm nước ta
2. Các làng nghề Gốm truyền thống nổi tiếng
3. Quy trình 5 bước làm Gốm
4. Trở thành nghệ nhân ngay tại Nhân Trí Dũng
1. Sơ lược về nghề Gốm nước ta:
Nhắc đến Việt Nam, chúng ta hẳn ai cũng biết đến ngành nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc – Nghề làm gốm. Trong đó, Bát Tràng là một trong những làng nghề gốm sứ có tiếng tăm và lâu đời thuộc vào bậc nhất ở nước ta.
Người thợ gốm hay còn gọi là nghệ nhân không chỉ sở hữu đôi bàn tay khéo léo mà còn phải là người yêu nghề và có tâm, để cho ra được các tác phẩm gốm nghệ thuật có hồn.
Vì nghề gốm xuất hiện từ lâu đời nên không ai còn nhớ và tính được số năm nó tồn tại, chỉ biết rằng những người nghệ nhân gốm đã có công truyền lửa cho các thế hệ đời sau và cố gắng không ngừng nghỉ để duy trì phát triển nghề gốm thật bền vững đến ngày hôm nay.
2. Các làng nghề Gốm truyền thống nổi tiếng
- Làng Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
- Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội)
- Làng gốm Phù Lãng
- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh)
- Làng gốm Phước Tích (Thừa Thiên-Huế)
- Làng gốm Thanh Hà (Hội An – Quảng Nam)
- Làng gốm Bàu Trúc (Bình Thuận)
- Làng gốm Biên Hòa (Đồng Nai)
- Làng gốm Cây Mai (Thành phố Hồ Chí Minh)
- Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh (Bình Dương)
- Làng gốm Vĩnh Long (Vĩnh Long)
- Làng gốm Khmer
3. Quy trình 5 bước làm gốm
Nguyên liệu chính để làm gốm là đất sét
Bước 1: Lựa chọn & xử lý đất
Ở các làng gốm Bát Tràng, cách xử lý đất được làm theo phương pháp thủ công, hoàn toàn truyền thống và qua nhiều bước phức tạp. Cụ thể là đất sau khi lấy về sẽ ngâm lần lượt trong 4 bể chứa với các độ cao khác nhau. Bể cao nhất ngâm với nước từ 3 - 4 tháng. Sau khi đất nát, sẽ được mang đi đánh tơi đến hòa tan thành hỗn hợp lỏng. Tiếp đó, sẽ chuyển hỗn hợp sang bể thứ 2 (bể lọc) để đất lắng xuống thì các tạp chất nổi lên. Tiếp theo múc chất lỏng đã keo lại (hồ) sang bể thứ 3 (bể phơi), để kéo dài trong vòng 3 ngày, sẽ chuyển qua bể ủ. Tại đây, các tạp chất bị loại bỏ bằng phương pháp lên men gia truyền. Tùy vào từng ứng dụng sản phẩm, các nghệ nhân sẽ pha chế thêm các chất phụ gia ở mức độ khác nhau để có sản phẩm theo mong muốn.
Bước 2: Tạo hình
Trên thực tế, cách tạo hình cho sản phẩm gốm được áp dụng theo 3 phương pháp thủ công chính như: nặn bằng tay, tạo hình bằng khuôn hoặc với công cụ bàn xoay. Có những trường hợp có thể kết hợp cả 3 phương pháp để tạo ra sản phẩm gốm.-
Tạo hình trên bàn xoay
Người nghệ nhân dùng chân đạp bàn xoay, tay khoanh vùng trũng giữa
-
Tạo hình bằng khuôn:
-
Nặn bằng tay:
Bước 3: Trang trí
Đây là một trong những bước quan trọng làm nên một sản phẩm có hồn, bước trang trí sản phẩm có thể thực hiện bằng nhiều các phương pháp khác nhau.
-
Vẽ trực tiếp trên gốm
Người thợ sẽ dùng bút lông để trực tiếp vẽ các họa tiết, họa văn trên nền gốm thô. Để cho ra một tác phẩm đẹp hoàn hảo, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, hoa văn trên gốm phải được trau chuốt cẩn thận và hài hòa với hình dáng sản phẩm. Vì thế, sản phẩm gốm trở thành một loại hình nghệ thuật tinh tế. Đối với sản phẩm gốm được trang trí hoa văn sau khi tráng men được gọi là vẽ trên men, còn ngược lại được gọi là vẽ dưới men.
Người thợ sẽ dùng bút lông vẽ các họa tiết, hoa văn trên nền gốm
-
Chuốt & khắc vạch trực tiếp
Sau khi được chuốt và phơi nắng, đất sẽ se cứng lại. Sản phẩm gốm được mang đi chỉnh gọt và cạo nhẵn theo yêu cầu và trang trí hoa văn cho gốm. Với phương pháp này, người thợ sẽ vẽ hoặc khắc vạch trực tiếp lên xương gốm và đem đi nung.
-
In khuôn
Sản phẩm sau khi được chăm chút bề ngoài hoàn chỉnh, người thợ có thể làm theo 2 cách: nung sơ ở nhiệt độ thấp rồi đem tráng men hoặc tráng men rồi mới đem nung. Thông thường, người ta chọn cách tráng men trực tiếp. Sản phẩm sẽ được làm sạch bụi bằng chổi lông trước khi đem đi tráng men. Ở làng gốm Bát Tràng, màu men đặc sắc sẽ có màu tro, màu men nâu hoặc màu men lam.
Bước 4: Tráng men
Với những họa tiết cầu kỳ, khắc chìm vào xương gốm, các sản phẩm sẽ được thực hiện bằng phương pháp in khuôn, như sản phẩm gốm men ngọc hoặc gốm men hoa nâu.Bước 5: Nung sản phẩm
Đây là bước cuối cùng và quan trọng trong quá trình làm gốm. Giữa sự kết hợp truyền thống và hiện đại, có nhiều loại gốm với kích thước khác nhau được cho ra đời.Nhiên liệu để nung sản phẩm bao gồm than cám, củi hoặc gas. Tuy vào từng loại, các sản phẩm sẽ được nung ở mức nhiệt độ khác nhau, dao động từ khoảng 1200 độ C đến 1300 độ C. Sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao trong khoảng 12 giờ đến 1 ngày, sau đó để nguội tầm 3 ngày rồi sẽ được đưa ra lò.
4. Trở thành nghệ nhân ngay tại Nhân Trí Dũng
Ngày nay, làm gốm trở thành một thú vui mới cho người lớn lẫn trẻ em sau những giờ học và làm việc căng thẳng. Nhưng chưa thực sự có nhiều nơi có thiết kế chương trình trải nghiệm làm gốm đa dạng.
Nhân Trí Dũng với không gian rộng lớn, gần gũi thiên nhiên, có cây xanh và hồ nước
Chương trình làm gốm phù hợp với hầu hết các đối tượng
Sản phẩm gốm sẽ được gói ghém cẩn thận và gửi lại cho bạn
Vào cuối tuần, trung tâm có nhiều chủ đề làm gốm như tạo hình chậu cây tặng cây
Đặc biệt, vào mỗi cuối tuần hoặc các dịp lễ, trung tâm có thêm nhiều chủ đề làm gốm rất thú vị phải kể đến như là: tạo hình gốm chậu cây tặng cây, hình đĩa thức ăn cho thú cưng, ly nước có quai, hình thú vật đáng yêu…Đây là một loại hình giải trí giúp cho bạn và các bé vừa chơi vui thỏa thích và học hỏi thêm rất nhiều điều bổ ích để thấy trân quý hơn các làng nghề truyền thống của người Việt Nam.