LÀM GỐM SÀI GÒN: BỎ TÚI 1 ĐỊA ĐIỂM DỄ THƯƠNG

Có thể thấy rằng mô hình vui chơi, lấy lại tinh thần sau giờ học tập, làm việc căng thẳng ngày càng đa dạng và xuất hiện nhiều địa điểm hấp dẫn. Ngay tại thành phố lớn, một trong những loại hình giải trí đang phổ biến và được tìm kiếm nhiều đó chính là làm gốm Sài Gòn. Trong một dịp cuối tuần nào đó, nếu bạn cần tìm một không gian để thư giãn hay tự do sáng tạo như những ngày thơ bé thì Nhân Trí Dũng có lẽ sẽ là một điểm đến thú vị dành cho bạn. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

1. Các bước làm gốm Bát Tràng thủ công theo gia truyền
Ngay từ khi ra đời, gốm đã trở thành một sản phẩm nghệ thuật luôn được trang trí tỉ mẩn và thu hút sự yêu thích đối với người Việt Nam. Do đó, trong từng bước làm gốm đều trải qua nhiều công đoạn để từng sản phẩm gốm đều đạt chất lượng, bao gồm:
Lựa chọn nguyên liệu:
Bước đầu tiên là một bước quan trọng để tạo ra một sản phẩm quy chuẩn trong cách làm gốm sứ, khâu chọn nguyên liệu chính thích hợp đó là đất sét.
Một vài câu chuyện tản mản trong lịch sử được kể rằng, ông cha ta đã biết tận dụng những nguồn tài nguyên đất sét có sẵn tại chỗ. Theo thời gian nguồn đất sét đó không còn, thì người dân làng nghề Bát Tràng đã biết cách men theo con sông Hồng, đi đến những vùng đất mới ở Sơn Tây, Phúc Yên. Băng qua dòng sông Đuống đến sông Kinh Thầy và họ dừng chân tại Hồ Lao, Trúc Thôn, nơi có nguồn đất sét trắng giống với loại có ở Bát Tràng và được họ sử dụng đến bây giờ.
Xử lý, sơ chế nguyên liệu
Sau khi lựa chọn được đất sét, họ sẽ chuyển qua khâu xử lý nguyên liệu. Vì khi đó, đất sét còn nguyên sơ, lẫn nhiều tạp chất. Tuỳ theo từng nhu cầu của sản phẩm sẽ có những yêu cầu khác nhau nên cách làm ra gốm sứ sẽ đa dạng và không giống nhau. Tại làng Bát Tràng nguyên thuỷ, các phương pháp làm gốm thủ công truyền thống có cách xử lý nguyên liệu đi theo truyền thống. Nguyên liệu sau khi được lấy về, sẽ mang ngâm trong các bể chứa với 4 bể chiều cao không cân xứng.
- Bể cao nhất dùng để ngâm đất sét khi còn nguyên sơ với nước trong thời gian từ 3 – 4 tháng. Khi đất rã nát rồi, thì được mang đi đánh tơi đến đều, để lớp đất hoà tan trong nước kết tinh thành hỗn hợp lỏng.
- Sau đó, hỗn hợp này được đưa sang bể thứ 2 (hay còn gọi là bể lọc). Chờ đất lắng xuống, các tạp chất sẽ nổi lên.
- Bể thứ 3 (bể phơi) chứa chất lỏng keo (hồ) trong thời gian kéo dài đến 3 ngày. Tiếp đến chuyển sang bể ủ, tại đây các tạp chất sẽ được khử và triệt tiêu bằng phương pháp lên men gia truyền.
Tưởng chừng đơn giản nhưng khâu xử lý, sơ chế nguyên liệu truyền thống phải trải qua nhiều bước phức tạp. Chưa kể đến dựa vào từng loại sản phẩm mà các nghệ nhân có thể trộn thêm các chất phụ gia theo nhiều mức độ khác nhau để cho ra sản phẩm theo ý của khách hàng.

Một loại đất sét được sử dụng làm gốm tại Bát Tràng - Ảnh: gomsubattrang.org.vn

Tạo hình sản phẩm
Đúng với tên gọi là sản phẩm thủ công, gốm có cách tạo hình được làm bằng tay chủ yếu với công cụ bàn xoay. Trong bước này, người làm gốm sẽ sử dụng phần nhiều hoạt động vuốt tay, be chạch trên bàn xoay. Một cái ghế sẽ được kê cao hơn mặt bàn để người nghệ nhân ngồi lên đó, bàn chân sẽ quay lấy bàn xoay, tay thì miết đất sét tạo hình dáng cho sản phẩm. Sản phẩm sau khi tạo hình xong, sẽ được mang đi phơi và chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh.
Phơi sấy và chỉnh sửa sản phẩm lần cuối
Sau khâu tạo hình, các sản phẩm được mang đi phơi sấy một cách kĩ càng, hạn chế tình trạng sứt mẻ, biến dạng. Trong truyền thống của làng nghề, sản phẩm gốm thường được phơi trên giá đỡ hoặc ở những nơi thoáng mát. Thời nay, với sự phát triển của nhiều công nghệ hiện đại, nhiều nơi làm gốm đã sử dụng các máy sấy nhiệt độ cao đẻ cho hơi nước bốc hơi nhanh chóng, vì thế thời gian phơi cũng được rút ngắn. Sau khâu phơi sấy, sản phẩm sẽ được chỉnh sửa lại như cắt gọt những chỗ bị dư, bồi vào những chỗ thiếu sao cho đạt yêu cầu.
Vẽ và tô màu men sản phẩm
Đây cũng là một trong những bước quan trọng, trang trí sản phẩm gốm giúp tạo nên cái hồn, người làm gốm sẽ dùng bút lông hoặc màu vẽ để tô đường nét trực tiếp lên sản phẩm. Với các hoạ tiết đòi hỏi sự cầu kỳ, người nghệ nhân cần phải có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm. Màu men của sản phẩm gốm Bát Tràng chủ yếu là màu tro, ngoài ra còn có các màu men nâu, men lam được sử dụng cho các sản phẩm. Mỗi người nghệ nhân sẽ có những cách thể hiện khác nhau, vì thế mỗi một sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều khoác lên những giá trị tinh thần dân tộc, hình ảnh quê hương, đất nước một cách đa dạng. Từ đó làm nổi bật giá trị nhân văn một cách tinh tế và đặc sắc.

Hỗn hợp men bóng để trán lên gốm - Ảnh: gomsuhoanggia.vn

Nung sản phẩm gốm
Với sự kết hợp giữa gia truyền và công nghệ hiện đại, nhiều loại lò nung với các kích thước khác nhau đã được cho ra đời. Ở các xưởng gốm Bát Tràng, họ sử dụng các lò nung loại công nghiệp, sản phẩm được đưa vào lò theo dây chuyền với sự phân chia theo tầng, ngăn cách bởi các tấm kê chịu nhiệt. Nhiệt độ nung dành cho sản phẩm gốm dao động từ 1200 độ C – 1300 độ C, tuỳ vào loại sản phẩm, mức nhiệt độ sẽ được thay đổi. Sản phẩm được nung ở mức nhiệt cao trong khoảng 12 giờ đến 1 ngày, sau đó để nguội khoảng trong 3 ngày và được đưa ra khỏi lò.

Lò bầu - một kiểu lò truyền thống lâu đời được sử dụng để nung gốm tại Bát Tràng - Ảnh: vov.vn

Kiểm tra sản phẩm
Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm, và có được duyệt đưa thị trường hay không. Những tiêu chí đặt ra cho một sản phẩm gốm chất lượng gồm độ bóng, độ dày cốt men v.v…vì thế sản phẩm sẽ được kiểm tra một cách cẩn thận, phân loại chuẩn xác.

2. Làm gốm Sài Gòn – Nhân Trí Dũng
Chẳng cần đi đâu xa, bạn có thể tự thưởng cho chính mình một chuyến trải nghiệm thú vị ngay tại địa chỉ: 15 Trần Văn Trà, Tân Phú, Quận 7, HCM, đó là tham gia hoạt động làm gốm Sài Gòn tại Trung tâm Nhân Trí Dũng.
Khác hẳn với nhiều trung tâm làm gốm tại Sài Gòn, không gian làm gốm vốn thường diễn ra trong khuôn viên nhà phố 4 bức tường. Làm gốm Sài Gòn – Nhân Trí Dũng khác biệt ở địa điểm trải nghiệm rộng rãi, thoáng mát và nhiều cây xanh. Không giống như các công đoạn làm gốm gia truyền, chương trình làm gốm độc đáo tại Nhân Trí Dũng giúp người tham gia dễ dàng tiếp cận với văn hoá gốm sứ Bát Tràng, đồng thời được hướng dẫn bởi đội ngũ giáo viên nhiệt tình để tự tay nhào nặn, tạo hình cho ra sản phẩm gốm chỉn chu. Vào mỗi cuối tuần, dịp lễ lớn, làm gốm Sài Gòn - trung tâm đào tạo Nhân Trí Dũng lại càng thêm nhộn nhịp khi chủ trương tổ chức các hoạt động làm gốm theo từng chủ đề đa dạng, du khách có thể thực hành làm gốm với nhiều hình dáng phong phú như: tạo hình cái ly, đĩa thức ăn, chậu cây, hình thú…và tô màu trang trí cho sản phẩm với đủ màu sắc. Tuỳ vào hoa tay của mỗi người, mỗi sản phẩm gốm sẽ có những hình thù sống động khác nhau, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn riêng của mình.

Tạo hình gốm cùng bàn xoay thủ công dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân Bát Tràng tại Nhân Trí Dũng.

Nghệ nhân tại Nhân Trí Dũng đang vẽ trang trí lên gốm.

Một góc không gian làm gốm tại Nhân Trí Dũng.

Để được tham gia người thật, việc thật tại làm gốm Sài Gòn tại trung tâm Nhân Trí Dũng, quý vị đọc giả hãy tham khảo ngay chi tiết liên hệ dưới đây nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Tel: (028) 3844 2369
Hotline: 0941 401 955
Email: vanh@toppion.com.vn
Website: www.nhantridung.edu.vn

Địa chỉ: 15 Trần Văn Trà, Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

Tin tức nổi bật

Tin tức khác

Thông qua các hoạt động sáng tạo đa chất liệu, trải nghiệm làm gốm Bát Tràng Việt Nam, nặn đất sét, đan vòng tay lục bình, tô chậu cây trồng sen...
Nhằm mang đến sự thuận tiện hơn trong trải nghiệm cho khách hàng. Nay, Nhân Trí Dũng đã liên kết với nhiều địa điểm để quý khach hàng có đa dạng...
Sau một năm học dài kết thúc. Mùa hè, là khoảng thời gian giúp con được thư giãn và vui chơi để chuẩn bị bắt đầu cho năm học kế tiếp....
Nghệ thuật truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam không thể thiếu “Tranh đông hồ”. Sự nổi tiếng của những bức tranh độc đáo này bắt nguồn từ Làng Tranh Đông...
Vừa qua, Nhân Trí Dũng đã tổ chức ngày hội Trung thu tại tòa nhà Sài Gòn Mia. Trong không khí nhộn nhịp ấy có ông bà, cha mẹ, bạn bè...
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang đến gần, nhân dịp này, Nhân Trí Dũng tổ chức ngày hội làng nghề truyền thống nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp...
Vừa qua, các bạn nhỏ trường UTS đã có chuyến hoạt động ngoại khoá tại Nhân Trí Dũng. Vừa được vận động, vừa được học mà còn được quà mang về....
Kẹo đậu phộng làm nên hương vị tuổi thơ của mỗi người chúng ta, cũng là nét văn hoá của Làng nghề đậu phộng người Việt. Đâu đó cũng là một...
Gần đây, nghề rót khuôn tượng thạch cao đang được làm mưa, làm gió trên mạng xã hội. Những mẫu tượng ra lò, trở nên lên top 1 xu hướng giới...
Nói đến “Bánh tráng” hẳn cũng rất quen thuộc đối với mỗi người. Bánh tráng là món được đi kèm với những món ăn khác tạo nên hương vị đặc biệt,...
Ngày 4/10/2023, trong không gian ấm cúng tại Tea.Joy, Topclever Nhân Trí Dũng và Tea.Joy đã ký kết đồng hành tổ chức Workshop nghệ thuật. Sự hợp tác này đánh dấu...
Đại lễ 30/4 - 1/5 năm nay, bạn và gia đình đã có dự định gì chưa? Đến với trung tâm Nhân Trí Dũng, gia đình hứa hẹn sẽ có với...
Sắp tới đây, ngày 15/4 - 16/4/2023 (nhằm ngày thứ 7 & chủ nhật), tại trung tâm Nhân Trí Dũng sẽ tổ chức lễ hội té nước vô cùng độc đáo và...
Tạo sân chơi, cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, hoạt động giải trí sẽ...
Hiện nay, ngoài những kiến thức từ sách vở, cha mẹ cũng nên cho con tham gia vào các hoạt động bên ngoài để con có thêm kiến thức cũng như...