Tìm Kiếm Địa Chỉ Làm Gốm Bát Tràng Truyền Thống Tại Hồ Chí Minh
Tìm Kiếm Địa Chỉ Làm Gốm Bát Tràng Truyền Thống Tại Hồ Chí Minh
Gốm Bát Tràng là một thương hiệu gốm sứ đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu về trước. Sản phẩm gốm được người dân trong và ngoài nước biết đến với những hình dạng, họa tiết đặc biệt. Để hiểu hơn về kỹ thuật làm gốm Bát Tràng truyền thống cũng như địa chỉ trải nghiệm làm gốm tại Hồ Chí Minh, mời bạn đọc bài viết sau nhé. Bắt đầu thôi.
Danh Mục
1. Làm gốm Bát Tràng truyền thống là gì? Nguồn gốc bắt đầu từ đâu?
2. Các bước làm gốm Bát Tràng truyền thống
3. Nhân Trí Dũng - Địa điểm số một cho trải nghiệm làm gốm Bát Tràng truyền thống
1. Làm gốm Bát Tràng truyền thống là gì? Nguồn gốc bắt đầu từ đâu?
Làng gốm Bát Tràng truyền thống được gọi tắt là gốm Bát Tràng nay nằm ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Làng gốm Bát Tràng thuộc 2 thôn: Thôn Bát Tràng và Giang Cao nằm ở tả ngạn sông Hồng.
Gốm sứ Bát Tràng không chỉ được làm từ đất mà còn chứa đựng cả tinh hoa trí tuệ của con người trong đó. Đặc tính đặc biệt của gốm là chịu được nhiệt độ cao nên được dùng để tạo ra các vật dụng gắn liền với đời sống của người dân như chén, đĩa, lọ hoa,...
Tuy nhiên, gốm có nhược điểm là dễ bể vỡ, nên khi sử dụng, bạn phải thật cẩn thận để tránh làm rơi rớt gốm.
Tương truyền, nghề làm gốm Bát Tràng truyền thống đã xuất hiện trước đây khoảng mấy trăm năm. Khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, người dân thôn Bát Tràng đã di cư theo, tiến ra Thăng Long, đi đến vùng đất bồi bên bờ sông Hồng, lập ra nghề gốm. Người dân ở đây sống chủ yêu bằng nghề làm gốm Bát Tràng truyền thống và làm quan. Thôn Bát Tràng trước đây có tên gọi là Bạch Thổ Phường. Vào thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Đến thời nhà Nguyễn, trấn đổi tên thành trấn Bắc Ninh (năm 1822), sau đổi thành tỉnh Bắc Ninh (năm 1831). Xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, phủ Thuận An, sau này chia về phủ Thuận Thành (năm 1862), cuối cùng Bát Tràng chia về phủ Từ Sơn (năm 1912). Còn về phần huyện Gia Lâm, năm 1949 thuộc tỉnh Hưng Yên cho đến năm 1961, huyện thuộc về ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng, xã Giang Cao cùng, xã Kim Lan cùng nhau lập thành xã Quang Minh. Đến năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn: Bát Tràng và Giang Cao.
Để đáp ứng nhu cầu sống hiện nay, nghệ nhân làm gốm Bát Tràng truyền thống không chỉ làm những sản phẩm gốm sứ mà còn làm ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu sống của người dân như: chén, đĩa, lọ hoa,... Ngoài ra, với nghề làm gốm Bát Tràng truyền thống ở Việt Nam, các sản phẩm gốm được nghệ nhân làm ra không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
2. Các bước làm gốm Bát Tràng truyền thống
Làm gốm Bát Tràng truyền thống trải qua 5 bước như sau: Lựa chọn & xử lý đất - Tạo hình - Trang trí - Tráng men - Nung sản phẩm.
► Bước 1: Lựa chọn & xử lý đất
Đất được sử dụng để làm gốm Bát Tràng truyền thống chủ yếu là đất sét. Đất sét sau khi được lựa chọn kỹ lưỡng và đem đi tinh luyện để loại bỏ tạp chất để đạt được độ dẻo, mịn.
Đất trước khi làm gốm sẽ đem đi ngâm qua 4 bể. Đầu tiên, với bể thứ nhất, để cho đất được tan ra, người ta đất sẽ ngâm đất vào bể thứ nhất trong vòng 3 - 4 tháng. Sau khi đất tan sẽ đem đi đánh tơi và tạo thành hỗn hợp lỏng.
Tới bể thứ hai, bể này có chức năng lọc đất nên còn được gọi là bể lọc. Khi đất vào bể này sẽ được chìm xuống dưới dáy, còn tạp chất sẽ nổi lên trên bề mặt bể. Đất chìm xuống đáy sau khi keo lại (hay còn gọi là hồ), người ta sẽ múc đất lên rồi cho vào bể thứ ba (còn gọi là bể phơi) và để trong 3 ngày, sau đó sẽ chuyển sang bể bốn.
Bể thứ 4 (hay còn gọi là bể ủ) có chức năng loại bỏ tạp chất cho đất thông qua phương pháp lên men gia truyền. Sau khi hoàn thành các bước ngâm đất vào bể, nghệ nhân sẽ pha thêm chất phụ gia tùy vào mục đích sử dụng. Cuối cùng, đất thành phẩm đã đạt tiêu chuẩn để bắt đầu làm gốm Bát Tràng truyền thống.
► Bước 2: Tạo hình
Trong làm gốm Bát Tràng truyền thống, có 3 phương pháp chính để tạo hình gốm, bao gồm: Nặn bằng tay, tạo hình bằng khuôn, tạo hình gốm bằng bàn xoay. Nếu muốn, bạn có thể kết hợp 3 phương pháp này để tạo hình gốm.
- Tạo hình trên bàn xoay
Đối với phương pháp làm gốm Bát Tràng truyền thống bằng bàn xoay, nghệ nhân sẽ nhào đất thành dây dài rồi ngồi vào một chiếc ghế cao hơn bàn. Sau đó, nghệ nhân sẽ lấy đất thành từng đoạn rồi bắt đầu dùng chân tác động lên bàn xoay, đồng thời kết hợp dùng tay vuốt đất, tạo thành vùng trũng ở giữa và bắt đầu xoay gốm theo hình dạng mình muốn.
- Tạo hình bằng khuôn
Làm gốm Bát Tràng truyền thống bằng phương pháp tạo hình bằng khuôn thích hợp để làm ra nhiều sản phẩm cùng một lúc như: chén, dĩa,...
Khuôn thạch cao, hồ rót,.. là công cụ cần để làm gốm Bát Tràng truyền thống. Để tạo hình gốm bằng khuôn thì việc trước tiên phải có khuôn đế đúc sản phẩm theo ý muốn. Tiếp theo, người ta rót chất lỏng được nghiền nát hoặc cắt nhỏ trộn với nước (hay còn gọi là hồ khuôn) có độ ẩm từ 32 - 40% vào khuôn thạch cao và đợi cho sản phẩm khô lại là được. Sau khi gốm khô, nghệ nhân sẽ bắt tay vào trang trí sản phẩm.
- Nặn đắp bằng tay
Phương pháp này thường dùng để tạo ra các sản phẩm tượng hình thú.
► Bước 3: Trang trí
Sản phẩm sau khi được hoàn thành, cần có khâu trang trí để sản phẩm thêm bắt mắt, thu hút người xem. Có thể trang trí sản phẩm bằng cách vẽ trực tiếp lên gốm thô. Sau đó gốm sẽ được đem đi tráng men. Gốm được tráng men sau khi vẽ gọi là vẽ dưới men, ngược lại gọi là vẽ trên men.
Mặt khác, với sản phẩm làm gốm Bát Tràng truyền thống sau khi được hoàn thành sẽ đem đi phơi nắng. Khi trang trí, nghệ nhân sẽ khắc trực tiếp lên xương gốm và đem đi nung.
► Bước 4: Tráng men
Sau khi bước trang trí được hoàn thành sẽ đến bước tráng men. Có 2 cách tráng men được sử dụng trong làm gốm Bát Tràng truyền thống.
Cách thứ 1: Gốm sẽ được nung sơ ở nhiệt độ thấp và đem đi tráng men
Cách thứ 2: Đem sản phẩm đi tráng men rồi mới nung gốm
Một lưu ý là khi đem sản phẩm đi tráng men, trước đó gốm phải được làm sạch bằng chổi
Ngoài ra, tráng men có thể được tráng cả trong và ngoài gốm cùng một lúc. Khi đó, người ta gọi kỹ thuật này là quay men. Gốm được tráng men bên trong gọi là đúc men. Còn khi chỉ tráng men bên ngoài gốm được gọi là kìm men. Trong đó, quen men là kỹ thuật được đánh giá là khó nhất khi làm gốm Bát Tràng truyền thống.
► Bước 5: Nung sản phẩm
Đây là bước cuối cùng trong quy trình làm gốm và cũng được xem là công đoạn quan trọng nhất quyết định thành bại khi làm gốm Bát Tràng truyền thống. Trong nung gốm, người ta thường sử dụng lò có, lò bầu, lò hộp để nung gốm. Ngoài ra còn có nhiều loại lò khác được sử dụng để nung sản phẩm ngoài 3 loại lò kể trên.
Nguyên liệu sử dụng để nung gốm tương đối đa dạng, có thể sử dụng một số chất liệu dễ cháy để nung gốm như gas, cám, củi,... Nhiệt độ để nung gốm dao động từ 600 đến 1300°C tùy thuộc vào hình dáng của gốm.
3. Nhân Trí Dũng - Địa điểm số một cho trải nghiệm làm gốm Bát Tràng truyền thống
Tóm lại, làm gốm Bát Tràng truyền thống là một nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây được xem là một văn hóa nghệ thuật của dân tộc ta. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy ngành nghề truyền thống này.
Tại Sài Gòn, nếu bạn đang muốn trải nghiệm làm gốm Bát Tràng truyền thống, có thể đến trung tâm Nhân Trí Dũng nhé. Nằm ở địa chỉ: Số 15 Trần Văn Trà, P. Tân Phú, Quận 7. Đây sẽ là lựa chọn số 1 để bạn và gia đình đến và làm gốm vào dịp cuối tuần.
Khi trải nghiệm làm gốm Bát Tràng truyền thống tại Nhân Trí Dũng, bạn sẽ được nghe về lịch sử cũng như được hướng dẫn làm gốm từ những bước cơ bản nhất. Tiếp đó, bạn sẽ được trải nghiệm tự tay làm và trang trí những sản phẩm gốm của riêng mình. Sau khi hoàn thành sản phẩm, các bạn nhân viên tại Nhân Trí Dũng sẽ đem sản phẩm của bạn đi nung và tráng men. Khoảng 15 ngày sau, Nhân Trí Dũng sẽ liên hệ để bạn đến lấy sản phẩm hoặc bạn có thể ghé trung tâm để lấy gốm nhé.
Ngoài trải nghiệm làm gốm Bát Tràng truyền thống, cũng có nhiều hoạt động khác dành cho mọi người như trở về tuổi thơ với trải nghiệm bắt cá - tắm mưa, bắn cung, vẽ trang trí đa chất liệu,... và còn nhiều hoạt động vô cùng thú vị khác chỉ có tại Nhân Trí Dũng.