Trải nghiệm làm gốm - liệu pháp giải tỏa căng thẳng
Xu hướng tham gia trải nghiệm làm gốm ngày càng được yêu thích không chỉ vì sự thú vị, mà còn bởi nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho việc sáng tạo khi làm gốm giúp não bộ cải thiện các chức năng. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Art Therapy năm 2016 công bố rằng, chỉ số hormone gây căng thẳng và cortisol của cơ thể thuộc 75% người tham gia nghiên cứu bị giảm xuống đáng kể chỉ trong 45 phút hoạt động nghệ thuật tạo hình. Điều đó cho thấy hoạt động sáng tạo đơn giản của trải nghiệm làm gốm có khả năng tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần. Vậy lịch sử về gốm hay lợi ích của việc trải nghiệm mô hình này có hiệu quả như thế nào, hãy cùng Nhân Trí Dũng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
1. Vài nét về nghề gốm cổ truyền Việt Nam
Một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên nước ta chính là gốm. Những sản phẩm gốm từ lâu đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Với đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo không ngừng của người thợ làm gốm, gốm cổ truyền Việt Nam đã trở thành một loại hình dân gian nghệ thuật mang đậm tính dân tộc.
Có mặt cách đây từ lâu đời, gốm cổ truyền Việt Nam có trong những di tích thuộc văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long…Tiếp nối hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, gốm cổ tiếp tục xuất hiện trong những di chỉ cho thấy những bước phát triển cao và sự phong phú của nó.
Với một số truyền thuyết, sự xuất hiện của đồ gốm được xem như một điều linh thiêng, bí hiểm. Để tăng tính ly kỳ và phần quan trọng của kỹ nghệ làm gốm sứ cổ, người xưa hay truyền miệng nhau rằng: “ Đồ gốm, sứ là loại chất bột nằm sâu trong lòng đất, ở những nơi linh thiêng có ma quỷ canh giữ. Muốn khai thác được phải chọn ngày lành tháng tốt. Lên tới mặt đất, nhờ ánh sáng chói lọi của mặt trời soi dọi chất bột đó mới biến thành gốm, sứ...” Thực chất, gốm hình thành nhờ đôi bàn tay và sự sáng tạo của người thợ thủ công. Lịch sử Việt Nam, tập 1, trang 38 có viết: “Trong giai đoạn Phùng Nguyên, kỹ thuật tạo chế đồ đá đã đạt đến trình độ cực thịnh. Những chiếc rìu, vồ đục... quy mô to nhỏ khác nhau, được chế tạo bằng cách mài, cưa khoan, rất hoàn thiện. Những vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi... bằng đá được chau chuốt, tiện, gọt tinh vi. Những loại hình đồ gốm (nồi, bát, cốc, vò...) có hình dáng đẹp, chắc, khoẻ, phần nhiều đã được chế tạo từ bàn tay. Mặt ngoài đồ gốm phủ đầy hoa văn trang trí với những đường vạch sắc sảo, những nét cong uyển chuyển, mềm mại, được phối trí, đối xứng và hài hòa. Đó là một biểu hiện về óc thẩm mỹ khá cao của người Việt Nam lúc bấy giờ....”. Vậy mới thấy, kỹ nghệ gốm ở nước ta đã phát triển mạnh từ rất sớm, con người thời buổi đó đã biết chế ra bàn xoay và tạo men để phủ ngoài đồ gốm, làm tăng vẻ đẹp kỳ diệu của món đồ. Nhưng thời kỳ phát triển cực thịnh của gốm sứ phải nhắc đến là thời kỳ Lý – Trần (thế kỷ 11 – 14). Những năm đó, đất nước phát triển phồn thịnh, kinh tế và quân sự mạnh. Văn hoá dân tộc được chăm chút, quốc thái dân an, nên mọi kỹ nghệ được khuyến khích phát huy.
Nghề làm gốm Việt Nam được phát triển rải rác khắp đất nước. Hầu như ở tỉnh nào, cũng có những vùng nghề làm gốm. Dọc ven các dòng sông, chúng ta vẫn hay bắt gặp nhiều mảnh sành, mảnh gốm còn vương sót lại, hoặc trông thấy những lò gốm đang bốc khói nghi ngút. Hiện nay ở nước ta vẫn tồn tại những trung tâm làm gốm có từ thời Lý – Trần mà vẫn giữ được sự hưng thịnh như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Quế Quyển (Hà Nam Ninh), Chum Thanh (Thanh Hoá)…Trong đó, Bát Tràng – Thổ Hà – Hương Canh là những trung tâm gốm chính của nước ta. Mỗi một vùng sẽ có những kỹ nghệ gốm riêng biệt, tạo ra những sản phẩm gốm đặc trưng, góp phần đẩy mạnh cái tính đa dạng và phong phú của kĩ thuật gốm Việt Nam.
Một nghệ nhân đang vẽ trang trí lên các sản phẩm gốm Bát Tràng. Ảnh: nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn
2. Lợi ích của trải nghiệm làm gốm
-
Giải toả căng thẳng
Khi trải nghiệm làm gốm, đôi tay được sử dụng để thao tác, vì thế đòi hỏi người tham gia phải tập trung cao độ và tỉ mỉ. Với mỗi chuyển động của bàn tay, não sẽ phải hoạt động để tư duy một cách tinh tế, cẩn trọng và chính xác. Chính điều này, giúp làm giảm đi các mối lo lắng, bận tâm với thế giới bên ngoài. Các giác quan được kích thích đủ để phân tán tâm trí của người tham gia và trong khoảng thời gian nhào nặn đất sét, mức cortisol bị giảm đi đáng kể, hormone gây stress của cơ thể bị tan biến. Nếu như tập thiền hoặc tập gym giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, thì trải nghiệm làm gốm trong khoảng thời gian thích hợp có thể xoá tan mọi căng thẳng mà không gây mất nhiều năng lượng vì đổ mồ hôi.
Đến Nhân Trí Dũng, ai cũng có thể hóa thân thành "nghệ nhân gốm" theo một cách riêng.
-
Tăng khả năng tư duy sáng tạo
Trong quá trình trải nghiệm làm gốm, người tham dự không chỉ ứng dụng các kĩ thuật làm gốm mà còn được thể hiện bản thân mình thông qua việc sáng tạo khi trang trí cho tác phẩm gốm. Điều nay mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình sáng tạo có thể giúp làm giảm huyết áp căng thẳng. Do đó, khi dây thần kinh giãn ra, hình thành lên niềm vui thích, nó sẽ giúp thư giãn và lấy lại trạng thái cân bằng tinh thần. Trí óc bạn sẽ minh mẫn trở lại, vì vậy cơ thể cũng sẽ khoẻ mạnh hơn.
-
Tăng khả năng tập trung
Vốn là một loại hình làm nghề thủ công, trải nghiệm làm gốm luôn cần sự chính xác và tập trung cao độ Dù cho người mới nhập môn không giỏi khoản này, thì việc tham gia làm gốm cũng ít nhiều giúp cải thiện kĩ năng tập trung khi làm việc. Các công đoạn làm gốm như nhào nặn, tạo hình với đất sét, giúp cho người tham gia phải dành sự chú tâm chuyên sâu vì vậy tính tập trung được mài giũa và rèn luyện, giúp công việc được năng suất.
-
Phát triển kỹ năng vận động tinh qua hoạt động cơ tay, cổ tay và cánh tay
Đối với hoạt động vẽ hội hoạ, các ngón tay chỉ phải di chuyển lặp ở một phạm vi nhất định. Với trải nghiệm làm gốm, các thao tác làm việc với đất sét bắt buộc các cơ tay phải dùng lực hoạt động khéo léo hơn, kết hợp đúng lúc trên công cụ bàn xoay để cho ra được sản phẩm có hình dáng tiêu chuẩn. Điều này kích thích phát triển kỹ năng vận động tinh, tăng cường sự dẻo dai cho các khớp ngón tay.
Một khách hàng tại Nhân Trí Dũng đang khéo léo tạo hình cho gốm.
-
Kết nối mọi người gần nhau
Với trải nghiệm làm gốm không kén chọn đối tượng, từ cá nhân, gia đình, bạn bè, tập thể đều có thể cùng nhau tham gia. Trong quá trình làm ra sản phẩm, chúng ta có thể trao đổi, góp ý, chỉ dẫn mẹo cho nhau để cuối cùng có một thành phẩm hoàn hảo trong mắt chính mình. Tất cả điều này, giúp tạo nên tính gắn kết, xoá đi khoảng cách. Từ người lạ có thể thành người quen thân, đã là người thân sẽ ngày một hiểu ý nhau vì mọi người cùng trải nghiệm, tận hưởng niềm vui giúp cho cuộc sống phần nào trở nên chất lượng.
-
Sản phẩm như một món quà tinh thần