Trải Nghiệm Vẽ Sáng Tạo Là Gì Ở Trung Tâm Nhân Trí Dũng
TRẢI NGHIỆM VẼ SÁNG TẠO LÀ GÌ Ở TRUNG TÂM NHÂN TRÍ DŨNG
Vẽ sáng tạo là gì? Thiên hướng tự nhiên của trẻ nhỏ là sáng tạo và tò mò học hỏi. Hoạt động vẽ sáng tạo là một hoạt động độc đáo ở chỗ sử dụng kĩ thuật vẽ hội họa trên các chất liệu đa dạng, để thể hiện tâm tư, tình cảm. Thông qua đó, sẽ khơi gợi khả năng sáng tạo, phát triển óc thẩm mỹ của trẻ, đồng thời giúp ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết dưới bài viết này!
Vẽ sáng tạo là sử dụng kĩ thuật vẽ hội họa trên đa chất liệu để thể hiện tâm tư, tình cảm có tính thẩm mỹ
Danh Mục
1. Định nghĩa về vẽ
2. Dụng cụ vẽ cơ bản
3. Lợi ích của việc học vẽ đối với sự phát triển của trẻ
4. Học vẽ sáng tạo ở đâu?
1. Định nghĩa về vẽ
Vẽ sáng tạo là gì? Không dừng lại ở việc gợi nhớ kí ức bằng thị giác, trải qua quá trình thực hành kĩ thuật phác họa, kết hợp với màu sắc và phát triển tư duy sáng tạo, người thực hiện công việc vẽ (hay còn được gọi là họa sĩ) có thể trình bày những quan điểm, cảm xúc của mình về xã hội, cuộc sống thông qua tác phẩm hội họa có tính thẩm mỹ.
Vẽ có nhiều loại rất đa dạng, trong đó có 3 loại phổ biến thường thấy là vẽ chân dung, vẽ phong cảnh và vẽ tĩnh vật.
2. Dụng cụ vẽ cơ bản
Một tác phẩm hội họa được hình thành nhờ màu sắc và chất liệu vẽ. Mỗi chất liệu vẽ khác nhau sẽ quyết định đặc điểm và kĩ thuật vẽ tranh phù hợp.
Màu sắc dùng cho vẽ là loại chất hỗn hợp tạo màu có độ bám dính tốt trên các bề mặt. Thành phần màu vẽ bao gồm các tính chất như độ hòa tan, độ nhớt, thời gian bay hơi…sẽ quyết định đặc trưng cho từng loại màu khác nhau. Ở thời kỳ nguyên thủy cổ đại, các hình vẽ trên hang động được lịch sử mô tả vẽ bằng màu đỏ hoặc màu vàng của đất, than hoặc các nguyên liệu của thiên nhiên trộn với một chất keo, gồm 6 màu sắc chính là: trắng, đen, xanh, đỏ, vàng và xanh lá cây. Mãi đến sau này, chất liệu sơn dầu xuất hiện và được coi là loại màu tốt nhất để sử dụng cho hội họa. Theo sau đó, màu nước, màu sáp, bút chì và acrylic lần lượt ra đời để phục vụ cho nhiều mục đích vẽ khác nhau. Màu vẽ ngày nay ngày càng đa dạng với độ bền tốt gấp nhiều lần so với trước kia. Sự tiến bộ của khoa học đã giúp tạo ra một loại màu hóa học, là sự phối hợp: trộn các màu cơ bản để cho ra những màu không có trong tự nhiên.
Đối với người mới bắt đầu, dụng cụ cơ bản để vẽ chỉ cần đơn giản là đã có thể tự do sáng tạo.
Đối với bề mặt vẽ, vải toan (canvas) được sử dụng phổ biến cho các tác phẩm hội họa và là phương tiện hỗ trợ tốt nhất cho loại tranh sơn dầu. Các họa sĩ sẽ căng toan lên khung gỗ để vẽ thay cho các tấm bảng gỗ. Đây cũng là chất liệu được xử lý để giúp tăng độ bám dính và độ bền của màu. Bên cạnh đó, gỗ, đá, tường, giấy, vải thường hay kể cả da người (body painting) cũng là một trong những “mặt bằng” có thể dùng để vẽ.
Nhưng đối với người mới bắt đầu, dụng cụ cơ bản để vẽ chỉ cần chuẩn bị gồm: bút chì hoặc cọ vẽ, gôm (tẩy), giấy, bảng vẽ, màu vẽ là đã có thể tự do sáng tạo các tác phẩm mang phong cách của riêng mình.
3. Lợi ích của việc học vẽ đối với sự phát triển của trẻ
Phát triển kỹ năng vận động tinh: Khi vẽ một đường nét hay một bức tranh lên giấy, trẻ sẽ thực hiện nhiều công đoạn như cầm nắm cọ, bút chì, vô tình kích hoạt khả năng linh hoạt, sự khéo léo của nhóm cơ tay. Sự chuyển động các nhóm cơ nhỏ: bàn tay, ngón tay, cổ tay chính là kỹ năng vận động tinh. Đây là hoạt động tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Kích thích óc sáng tạo: Thế giới của trẻ là những câu chuyện thần thoại với nhiều chi tiết thần kỳ. Khi được cho cơ hội tự do thể hiện suy nghĩ, cảm xúc bản thân qua hội họa, trẻ sẽ đắm chìm vào trí tưởng tượng của chúng để vô tư sáng tạo và thể hiện sự cảm thụ trên tranh vẽ.
Rèn luyện trí nhớ, cải thiện khả năng quan sát: Việc tái hiện lại quang cảnh, sự việc đòi hỏi trẻ phải vận dụng trí nhớ và gia tăng khả năng quan sát để tìm lại kí ức trong suy nghĩ và phác họa nên điều đó ở hiện thực qua đường nét và màu sắc. Qua đó, luyện tập được cho bé xu hướng thường xuyên chú ý chi tiết, lưu trữ và khắc sâu trong não bộ lâu hơn.
Bộc lộ cảm xúc bằng nghệ thuật, giải tỏa lo âu: Tương tự như những bộ môn nghệ thuật âm nhạc, khiêu vũ, vẽ là một loại hình nghệ thuật giúp thể hiện cảm xúc của con người. Khi trẻ không dễ dàng thể hiện thế giới nội tâm của mình bằng ngôn ngữ giao tiếp, hãy khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc bản thân thông qua hội họa. Những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của trẻ có thể được lồng ghép rõ ràng vào tác phẩm mà chúng vẽ, giúp trẻ giải phóng được năng lượng tiêu cực. Nhìn vào đó, ba mẹ có thể phần nào hiểu được tâm tư, suy nghĩ của con.
Phát huy khả năng tư duy đa chiều, phát triển trí thông minh: Cuộc sống vốn đa dạng muôn màu, muôn vẻ. Việc sử dụng màu sắc và nhiều hình khối khác nhau trong hội họa, giúp trẻ thúc đẩy óc sáng tạo, trí tưởng tượng đa chiều, tư duy hình ảnh độc đáo. Từ đó, phát triển nhóm trí thông minh không thể có được nếu không tham gia vẽ.
Học vẽ là một trong những kỹ năng giúp trẻ phát triển nhiều khả năng quan trọng
4. Học vẽ sáng tạo ở đâu?
Hiện nay, ngày càng có nhiều địa điểm dạy vẽ cho trẻ nhỏ, tuy nhiên phần lớn các lớp học vẫn đi theo phương pháp giảng dạy truyền thống, thiếu tính mới lạ, không đủ sức hấp dẫn và không có tính ứng dụng thực tiễn.
Hiểu được điều này, Trung tâm Nhân Trí Dũng đã triển khai khóa Vẽ Sáng Tạo trên Gốm và trên Đa chất liệu với phương pháp huấn luyện đặc biệt, trải nghiệm tâm lý kết hợp kỹ thuật Coaching (kèm cặp) theo phương châm Nhân-Trí-Dũng.